Sản phụ sinh mổ thường có những nguyên tắc khắt khe trong ăn uống để tránh ảnh hưởng vết mổ. Vậy phụ nữ sinh mổ có ăn được thịt gà không? Sinh mổ bao lâu thì ăn được thịt gà? Và chế biến thế nào để giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng?
- Luật hấp dẫn Manifest là gì? Tìm hiểu sức mạnh và cách thực hành Manifest để đạt được điều mong ước
- [VẠCH TRẦN] Dầu gội Weilaiya của nước nào? Trung Quốc hay Hồng Kông? SỰ THẬT đằng sau, ít ai chia sẻ….
- Đi du lịch Sapa mùa hè mặc gì để lên hình “hút mắt”
- Bị tiểu đường ăn táo được không?
- Lệ phí cấp biển số xe và trước bạ xe từ ngày 22/10/2023
PHỤ NỮ SAU SINH MỔ ĂN THỊT GÀ ĐƯỢC KHÔNG?
Đẻ mổ có ăn được thịt gà không chắc chắn là vấn đề nan giải của nhiều bà mẹ. Thường thì lời khuyên của ông bà xưa thì sau sinh không nên ăn thịt gà. Vì có thể gây ngứa, làm sẹo lồi và chậm lành vết mổ. Tuy nhiên chưa có chứng cứ xác thực nào cho vấn đề này cả.
Phụ nữ sau sinh sẽ tiêu hao sức khỏe, nên cần bổ sung nhiều dưỡng chất cần thiết hơn nữa. Điều này vừa giúp bồi bổ cơ thể, vừa có thể thúc đẩy năng lượng, dinh dưỡng để tạo sữa cho con bú. Việc kiêng cữ sau sinh không hợp lý có thể làm cho cơ thể người mẹ bị thiếu hụt dinh dưỡng, dẫn đến thiếu sữa cho con. Từ đó, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển trí não và thể chất của con.
Theo phân tích dinh dưỡng, thịt gà là loại thịt có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng chất lượng cao. Nó cung cấp hàm lượng lớn protein cho cơ thể phục hồi năng lượng. Đồng thời còn góp phần tổng hợp collagen, liền sẹo và mờ thâm giúp giảm hiện tượng viêm khi ăn một hàm lượng thích hợp.
Ngoài ra, thịt gà còn chứa nhiều khoáng chất, vitamin có lợi cho sức khỏe của sản phụ như vitamin A, B1, B2, C, E, sắt, canxi, phốt pho… Trong Đông y, gà là loại thịt tính ôn ngọt, không độc và bổ dưỡng khí huyết, có thể hỗ trợ nhiều vấn đề sức khỏe của bà mẹ sau sinh như: ít sữa, đầy bụng ăn không tiêu.
Vậy câu trả lời về vấn đề đẻ mổ ăn thịt gà được không là CÓ. Hoàn toàn có thể ăn, nhưng quan trọng là cách chúng ta ăn như thế nào. Và ăn ở thời điểm thích hợp nào để tốt cho sức khỏe của người mẹ. Còn việc bị ngứa hay sẹo lồi, lâu lành sẹo hay không thì phụ thuộc vào cơ địa của từng mẹ.
PHỤ NỮ SINH MỔ BAO LÂU THÌ ĂN ĐƯỢC THỊT GÀ? LIỆU CÓ ĂN NGAY ĐƯỢC KHÔNG
Thịt gà có gây hại cho sức khỏe của người mẹ sau sinh?
Vấn đề mổ đẻ có ăn thịt gà được không chúng ta đã được giải đáp. Vậy sinh mổ bao lâu thì ăn được thịt gà?
Tùy vào tình trạng sức khỏe của người mẹ và tình trạng sức khỏe sau khi sinh mổ xong. Mỗi sản phụ khác nhau sẽ có thời gian phục hồi sau sinh mổ khác nhau. Do đó, thời gian bồi bổ bằng thịt gà cũng sẽ có sự chênh lệch.
Bình thường sau sinh mổ các mẹ sẽ luôn có cảm giác đau âm ỉ ở vết thương và cơ thể còn yếu ớt. Sau từ 4-6 tuần mới có dấu hiệu phục hồi. Bác sĩ sẽ khuyên nên kiêng thịt gà trong khoảng thời gian chờ đợi vết thương khép miệng, không còn sưng đỏ, không còn cảm giác đau rát nữa.
Nhiều bà mẹ sẽ chờ vết thương hoàn toàn lành sẹo mới bắt đầu ăn thịt gà, khoảng thời gian đó có thể kéo dài từ 1-2 tháng sau sinh. Để biết an tâm thưởng thức các món ăn chế biến từ thịt gà, mẹ có thể quan sát vết mổ đã lành chưa qua các dấu hiệu như không còn sưng đỏ, sờ không đau, không bị ngứa ngáy hay đau rát ở vết mổ.
LƯU Ý CHO PHỤ NỮ SAU SINH KHI MUỐN ĂN THỊT GÀ?
Sau sinh mổ có thể ăn thịt gà, và sinh mổ bao lâu thì ăn được thịt gà chúng ta cũng đã được thông tin qua. Tuy nhiên, để đảm bảo cho sức khỏe bà mẹ và vết mổ không bị nhiễm trùng, chúng ta cần lưu ý những điểm sau khi ăn thịt gà:
Xem thêm : Bồi thường cho người lao động khi bị chấm dứt hợp đồng trái pháp luật
• Không ăn quá nhiều thịt gà trong nhiều ngày hoặc nhiều bữa trong ngày. Chỉ nên dùng khoảng 100g thịt gà trong mỗi bữa và tối đa 3 lần trong tuần.
• Xem xét cơ địa của mẹ bỉm có phù hợp không và miệng vết thương đã lành chưa. Không nên ăn thịt gà khi vết thương chưa khép miệng.
• Không cho sản phụ ăn da gà, mỡ gà. Nếu nấu canh gà hoặc hầm gà nên loại bỏ những phần đó ra để nước dùng không chứa nhiều chất béo có hại cho sức khỏe.
• Nên nấu chín thịt gà, không ăn thịt tái hoặc hầm chưa tới để tránh bị đau bụng, gặp vấn đề tiêu hóa. Không nên ăn thịt gà lạnh hoặc các món như gỏi gà và rau sống.
• Nên kết hợp gà cùng với các thực phẩm bồi bổ cơ thể, bổ máu và tăng cường chất xơ cho mẹ sau sinh.
Bên cạnh đó, để nhanh phục hồi sức khỏe sau sinh mổ, mẹ cũng nên tránh ăn các loại thực phẩm có tính hàn như rau đay, ốc, cua,… Chúng sẽ ức chế sự ngưng tụ máu, khiến vết thương lâu lành hơn. Rau muống, lòng trắng trứng và gạo nếp… cũng nên kiêng để tránh bị mưng mủ vết mổ.
Tuy nhiên mẹ cũng chỉ cần kiêng hoàn toàn những thực phẩm này trong tháng đầu, tháng thứ 2 có thể ăn một chút và sang tháng thứ 3 thì ăn bình thường.
Những lưu ý khác đối với sản phụ sau sinh:
• Chăm sóc kỹ vết mổ sau sinh, không bôi bất kỳ loại thuốc truyền miệng nào lên vết mổ
• Nên để vùng vết mổ sạch sẽ, thông thoáng. Lau khô vết mổ sau khi tắm, không để cho vết mổ chảy nước, tiết dịch
• Sản phụ nên vận động nhẹ nhàng, tránh va chạm và đụng chạm mạnh vùng vết mổ
• Khi cơ thể đủ sức khỏe, mẹ có thể thực hiện vài động tác thể dục nhẹ nhàng để tinh thần thoải mái hơn, tăng tốc độ phục hồi vết mổ.
• Nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, giữ tâm trạng và sức khỏe tốt. Nhưng cũng đừng nên nằm trên giường quá lâu.
Xem thêm : Hướng dẫn cách viết và cách đọc số 21 số la mã chính xác nhất
• Bổ sung nhiều chất xơ để cải thiện tình trạng táo bón, đi ngoài ra máu sau sinh
• Thực phẩm giàu vitamin A,B,C,K sẽ giúp mẹ hạn chế tình trạng viêm nhiễm. Trong khi đó, các thực phẩm giàu canxi, sắt, kẽm cũng giúp vết thương mau lành hơn.
• Không nên nghĩ ngợi nhiều, hãy chia sẻ với mọi người xung quanh để tránh trầm cảm sau sinh
• Vợ chồng nên kiêng quan hệ cho đến khi vết mổ lành hẳn. Nếu muốn quan hệ cần thực hiện tránh thai vì mang thai quá sớm sau sinh mổ không an toàn cho cả thai nhi và bà mẹ.
NHỮNG MÓN ĂN TỪ THỊT GÀ TỐT CHO SỨC KHỎE PHỤ NỮ SAU SINH
Gà hầm thuốc bắc/ngải cứu
Tác dụng của ngải cứu hay một số dược liệu tự nhiên sẽ tốt cho việc giảm đau, giảm viêm vết mổ. Chúng giúp tăng tốc độ kéo da và lành vết thương, bổ sung máu, tăng khả năng lưu thông khí huyết cho cơ thể.
Cơ thể người mẹ sau sinh, nhất là sinh mổ thường mất một lượng máu khá lớn nên cần phải bổ sung nhiều sắt để phục hồi nhanh chóng. Đồng thời hạn chế các tình trạng hoa mắt, chóng mặt và ngất xỉu.
Gà ninh hạt sen
Hạt sen sẽ cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết như protid, lipid, glucid, canxi, photpho, sắt,… Nó còn giàu vitamin nhóm B như B1, B2 và PP, vitamin C hỗ trợ sức khỏe sau sinh. Món ăn từ hạt sen giúp sản phụ phục hồi lại sức lực và tăng cường miễn dịch. Gà ninh hạt sen thì bổ máu, giàu dinh dưỡng thích hợp để bồi bổ cho phụ nữ sau sinh. Bạn có thể cho thêm kỷ tử, táo đỏ hoặc nấm hương để ninh cùng.
Gà hầm kỷ tử táo đỏ
Gà hầm kỷ tử, táo đỏ cùng với các nguyên liệu như đằng sâm, ý dĩ, táo tàu, hạt sen,… cực bổ dưỡng thích hợp tẩm bổ cho người bệnh, cho bà bầu và cho sản phụ sau sinh. Món ăn này không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn bổ máu, tăng lưu thông khí huyết cho phụ nữ sau sinh.
Gà hầm tam thất
Gà hầm tam thất có tác dụng lưu thông tuần hoàn máu, hạ đường huyết và cải thiện hệ miễn dịch. Nó cũng giúp ức chế hoạt động của các vi khuẩn và siêu vi, kháng viêm, kháng khuẩn, phòng ngừa nhiễm trùng vết mổ.
Củ tam thất còn được nghiên cứu có vai trò điều trị các vấn đề sau sinh của phụ nữ. Nó giúp khắc phục chứng đau đầu, hoa mắt, xuất huyết đường tiêu hóa hay ho ra máu, vết khâu chảy máu.
Đây cũng là món dễ thực hiện và dễ ăn nhất được làm từ thịt gà.
Gà tần sâm Hàn Quốc
Gà tần sâm Hàn Quốc là món ăn có chức năng bồi bổ sinh khí và phục hồi sức khỏe cho mẹ sau sinh. Đây cũng là bài thuốc Đông y tốt cho sản phụ không thua gì tác dụng của nhân sâm. Ăn gà hầm sâm giúp giảm đau, cầm máu, tiêu viêm và tăng lưu thông khí huyết. Tổng kết:
Với những thông tin trên chúng ta đã biết sau sinh mổ có ăn được thịt gà không và sinh mổ bao lâu thì ăn được thịt gà. Đi kèm với đó là những lưu ý từ các chuyên gia về chăm sóc sức khỏe cho mẹ bỉm sau sinh cần phải ghi nhớ. Hãy làm đúng cách để có được kết quả tốt nhất nhé.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp