Bị tiểu đường ăn táo được không?

Do có hương vị đặc biệt thơm ngon và bổ dưỡng nên táo là một trong những loại trái cây được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới. Trong táo chứa rất nhiều vitamin C, chất xơ và các chất chống oxy hóa. Theo như nghiên cứu thì một quả táo trung bình chứa 95 calo, 25 gam carbohydrate và 14% lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể mỗi ngày.

Người đái tháo đường ăn táo được không? Tuy nhiên táo có chứa carbohydrat nên có thể ảnh hưởng đến đường máu sau ăn. Tuy nhiên táo lại là loại trái cây phù hợp nhất với người bệnh đái tháo đường vì do các nguyên nhân sau đây:

1.1. Chất xơ trong táo giúp ổn định đường huyết

Nếu bạn bị đái tháo đường thì theo dõi lượng carbohydrate tiêu thụ là điều rất quan trọng. Vì carbohydrate là chất dinh dưỡng ảnh hưởng lớn đến lượng đường huyết sau ăn. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại carbohydrate đều tác dụng như nhau. Một quả táo trung bình chứa 25 gam carbohydrate nhưng 4.4 g trong số đó là chất xơ. Chất xơ giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thu các dạng đường trong táo, giúp đường máu tăng chậm, đồng thời làm ổn định đường trong máu sau ăn. Nhiều nghiên cứu khác đã chỉ ra, chất xơ giúp cải thiện việc kiểm soát đường huyết, giúp chống lại bệnh tiểu đường type 2.

1.2. Đường trong táo chủ yếu là đường fructose

Trong táo có chứa đường nhưng phần lớn đường trong táo là đường fructose. Một nghiên cứu đã được đăng trên tạp chí American Journal of Clinical Nutrition năm 2017 cho thấy việc sử dụng fructose thay thế cho glucose hoặc sucrose sẽ làm lượng đường trong máu sau ăn tăng ít hơn.

Ngoài chất xơ thì polyphenol cũng là một hợp chất có trong táo, cũng giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và giảm lượng đường trong máu.

Chỉ số đường huyết (GI) và tải trọng đường huyết (GL) là hai thông số quan trọng để đánh giá sự ảnh hưởng của một loại thực phẩm đến lượng đường trong máu. Táo có chỉ số GI và GL đều rất thấp do đó táo làm tăng lượng đường máu sau ăn ở mức tối thiểu nhất so với các trái cây khác.