Sinh mổ ăn tôm được không? Mẹ sẽ bất ngờ với câu trả lời đấy!

>>Xem thêm: Sản phụ có nên dùng viên uống đẹp da cho phụ nữ sau sinh?

Lời đồn kiêng ăn tôm sau sinh có từ đâu?

Lời đồn kiêng ăn tôm sau sinh có từ đâu?
Lời đồn kiêng ăn tôm sau sinh có từ đâu?

Để biết sau sinh mổ ăn tôm được không, trước tiên bạn nên hiểu lời đồn kiêng ăn tôm để tránh vết mổ sau sinh bị sẹo lồi. Đây là một thông tin có cơ sở trong y học cổ truyền Trung Quốc. Họ cho rằng một số hải sản có thể cản trở việc chữa lành vết thương và gây viêm như cá và động vật có vỏ.

Các loài động vật có vỏ như nghêu, sò và hàu là động vật ăn lọc (một kiểu ăn bằng cách ăn các loại thức ăn thông qua việc lọc các hạt vật chất và thực phẩm trôi nổi từ nước, thường bằng cách há miệng thật lớn hoặc có các lỗ nước để cho nước (có các loài động vật, thực vật) đi qua một cấu trúc lọc chuyên dụng. Ở đây, các loại thức ăn sẽ được giữ lại để đưa vào hệ tiêu hóa, còn lượng nước thì được đẩy ra ngoài theo một cơ chế riêng) nên chúng có xu hướng chứa nhiều vi khuẩn hơn các loại hải sản khác.

>>Xem thêm: Chăm sóc vết mổ sau sinh giúp sẹo liền và mờ hiệu quả

Sinh mổ ăn tôm được không?

Vậy sinh mổ ăn tôm có bị sẹo lồi không? Khác với Y học Trung Quốc, Y học phương Tây lại ghi nhận tôm là thức ăn tốt trong việc giúp ngăn ngừa sẹo, vì đây là loại thực phẩm giàu protein.

Do đó, kiêng ăn tôm sẽ khiến mẹ “bỏ lỡ” một lượng dinh dưỡng dồi dào. Để an toàn, bạn hãy cân nhắc việc ăn những thứ được bác sĩ khuyên như nên ăn hải sản không kích thích, chẳng hạn cá tươi. Lý do là vì chúng chứa protein chất lượng cao, dễ tiêu hóa để giúp cơ thể phục hồi sau phẫu thuật.

Tôm là một trong những hải sản rất ngon nhưng đối với mẹ cho con bú mà đặc biệt lại sinh mổ, bạn cần lưu ý: Chỉ nên tiêu thụ ở mức vừa phải. Lượng hải sản (bao gồm tôm) bạn có thể tiêu thụ khoảng ở mức 350g mỗi tuần (khoảng 2-3 bữa). Nếu lỡ ăn nhiều hải sản trong tuần, bạn có thể giảm mức tiêu thụ vào tuần tiếp theo để cân bằng lượng hải sản cần thiết.