Tìm hiểu chi phí sinh thường không có bảo hiểm hết bao nhiêu tiền

Hiện này, chi phí sinh thường không bảo hiểm đang được nhiều người quan tâm và tìm hiểu trên nhiều diễn đàn khác nhau nhất là những mẹ bầu sắp sinh. Sau đây, Giải pháp Bảo hiểm sẽ cung cấp cho bạn các thông tin về chi phí sinh thường không có bảo hiểm hết bao nhiêu tiền qua bài viết sau đây.

sinh thuong khong co bao hiem het bao nhieu tien

I. Sinh thường ở bệnh viện công tốn chi phí bao nhiêu?

Vào thời gian cuối của thai kỳ, các cặp vợ chồng sẽ tìm hiểu và tính toán về mức kinh phí cho quá trình sinh nở. Đây là việc quan trọng và thật sự cần thiết, các cặp vợ chồng cần lựa chọn một bệnh viện tốt và phù hợp với hoàn cảnh kinh tế của gia đình.

Ở những bệnh viện công, chi phí cho một ca sinh thường thường dao động từ 3.000.000 – 5.000.000 Vnđ. Chi phí phòng ở sau khi sinh sẽ từ khoảng 500.000 – 2.000.000 Vnđ/ngày. Đối với sinh thường, mẹ bầu sẽ ở lại bệnh viện trong 3 ngày. Chi phí sinh thường của mẹ bầu có thể lệch so với dự kiến vì còn tùy thuộc vào chính sách của từng bệnh viện.

Bạn cần xác định được bệnh viện mà bạn muốn dự sinh và liên hệ trực tiếp với bệnh viện để được tư vấn về dịch vụ sinh thường không bảo hiểm. Mỗi cặp vợ chồng nên chuẩn bị một khoản tiền tầm 10 triệu để có thể đáp ứng kịp thời trong quá trình sinh nở và sẽ khiến mẹ bầu thấy yên tâm hơn trước khi sinh nở.

Xem thêm: Mua bảo hiểm thai sản

II. Sinh dịch vụ ở bệnh viện công tốn chi phí bao nhiêu?

sinh thuong khong co bao hiem het bao nhieu tien

Hiện nay, các bệnh viện phụ sản thường có các gói dịch vụ đi kèm khi sinh cho các mẹ bầu. Vì vậy, chi phí đi sinh ở bệnh viện thường tùy thuộc vào từng loại dịch vụ. Các khoản chi phí phát sinh có thể kể đến như phòng ở sau sinh, phòng sinh, chỉ định bác sĩ theo yêu cầu,… Mức chi phí phát sinh có thể dao động từ 1.000.000 – 3.000.000 Vnđ cho từng loại dịch vụ.

III. Các thủ tục và giấy tờ cần thiết để thanh toán Bảo hiểm Y tế sau khi sinh

Luật Bảo hiểm Y tế 2008 – Điều 28 quy định thủ tục thanh toán của Bảo hiểm Y tế đối với các giấy tờ khi sinh con bao gồm:

sinh thuong khong co bao hiem het bao nhieu tien

  • Bảo hiểm Y tế.
  • Chứng minh nhân dân (CMND)/Căn cước công dân (CCCD).
  • Phiếu ra viện, phiếu khám bệnh hoặc hồ sơ bệnh án.
  • Hóa đơn và các chứng từ liên quan như hóa đơn mua thuốc, hóa đơn thanh toán viện phí,…

Lưu ý: Trừ chứng từ và hóa đơn thì các giấy tờ còn lại phải nộp bản photo kèm bản gốc để nhân viên của bộ phận Y tế có thể đối chiếu. Người thân hoặc người tham gia Bảo hiểm Y tế phải trực tiếp nộp hồ sơ cho bệnh viện. Tối đa 40 ngày kể từ khi cơ quan Bảo hiểm nhận được đầy đủ hồ sơ, mẹ bầu sẽ được bên Bảo hiểm thanh toán tiền bảo hiểm thai sản.

Bài viết trên đã cung cấp cho mẹ bầu các thông tin cần thiết về chi phí khi sinh thường và sinh sinh dịch vụ tại bệnh viện công. Hy vọng bài viết trên của Giải pháp Bảo hiểm sẽ có ích và giúp mẹ bầu có thể chuẩn bị tốt nhất trước khi sinh con.