- Không trả nợ Fe Credit có sao không? Giải đáp nhanh chóng nhất
- Ăn trứng gà hay trứng vịt tốt hơn: Chuyên gia dinh dưỡng đưa ra câu trả lời bất ngờ với nhiều người
- Chọn ngày đẹp để cắt tóc? Cắt tóc vào ngày nào tốt? Cần lưu ý gì để luôn gặp may mắn?
- Khối tự nhiên gồm những môn nào? Ngành nào? Cơ hội việc làm sau này có tốt không?
- Quá trình lên men rượu diễn ra thế nào, điều kiện, diễn biến là gì?
- Bảo hiểm xã hội là gì
Khoản 1 điều 3, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 BHXH đã giải thích về “bảo hiểm xã hội”. Cụ thể, “bảo hiểm xã hội” là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Bạn đang xem: Ai Giữ Sổ Bảo Hiểm Xã Hội
Hiện nay có 2 hình thức để người dân có thể đăng ký tham gia, tùy theo nhóm đối tượng bắt buộc tham gia và tham gia tự nguyện. Với mỗi hình thức, người tham gia sẽ được hưởng những quyền lợi và chế độ khác nhau.
Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
– Chế độ ốm đau;
– Chế độ thai sản;
– Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
– Chế độ hưu trí;
– Chế độ tử tuất.
Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
– Chế độ hưu trí;
– Chế độ tử tuất.
- Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội
Xem thêm : Cây chìa vôi: Công dụng và cách dùng chữa bệnh xương khớp
Theo quy định tại Điều 2 Luật BHXH, người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
– Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
– Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
– Cán bộ, công chức, viên chức;
– Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
– Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.
– Ngoài ra, người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.
Ngoài nhóm đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội, người lao động có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Cụ thể, theo Khoản 4 Điều 2 Luật BHXH, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
- Ai giữ sổ bảo hiểm xã hội
Theo quy định tại Điều 18 Luật BHXH, khi tham gia bảo hiểm xã hội, người lao động sẽ được hưởng những quyền lợi sau:
– Được tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định.
– Được cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội.
– Nhận lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời, theo một trong các hình thức chi trả sau:
Xem thêm : Thùng 24 lon bia Heineken Silver 250ml
+ Trực tiếp từ cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền.
+ Thông qua tài khoản tiền gửi của người lao động mở tại ngân hàng.
+ Thông qua người sử dụng lao động.
– Hưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp sau đây:
+ Đang hưởng lương hưu;
+ Trong thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi;
+ Nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng;
+ Đang hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành.
– Được chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 45 của Luật này và đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội; được thanh toán phí giám định y khoa nếu đủ điều kiện để hưởng bảo hiểm xã hội.
– Ủy quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội.
– Định kỳ 06 tháng được người sử dụng lao động cung cấp thông tin về đóng bảo hiểm xã hội; định kỳ hằng năm được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận về việc đóng bảo hiểm xã hội; được yêu cầu người sử dụng lao động và cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp thông tin về việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.
– Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
Như vậy có thể thấy rằng, người lao động, viên chức khi tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được giữ sổ bảo hiểm xã hội. Việc “được cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội” là một trong những quyền của người lao động, viên chức khi tham gia bảo hiểm xã hội. Vậy nên, người lao động, viên chức cần nắm rõ quy định này để bảo đảm quyền lợi của mình khi tham gia bảo hiểm xã hội.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp