Chào chị, Ban biên tập xin giải đáp như sau:
- Giao dịch trung gian là gì? Các hình thức giao dịch trung gian
- Dấu hiệu nhận biết mèo sắp đẻ và những việc cần phải làm để hỗ trợ mèo sinh con
- LƯƠNG PHIÊN DỊCH TIẾNG HÀN Ở SAMSUNG BAO NHIÊU? XEM GIẢI ĐÁP NGAY
- Phương pháp nghiên cứu ngành thiên văn học
- Tháng 12/1993, Hiến pháp Liên bang Nga được ban hành, quy định nước Nga theo chế độ nào? A. Dân chủ đại nghị. B. Thể chế… – Olm
1. Số định danh cá nhân VNeID là gì?
Theo Điều 13 Nghị định 137/2015/NĐ-CP quy định số định danh cá nhân là dãy số tự nhiên gồm 12 số, có cấu trúc gồm 6 số là mã thế kỷ sinh, mã giới tính, mã năm sinh của công dân, mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh và 6 số là khoảng số ngẫu nhiên.
Bạn đang xem: Số định danh cá nhân VNeID là gì? Cách tra cứu số định danh cá nhân qua ứng dụng VNeID
Theo đó, số định danh cá nhân VneID là số định danh cá nhân được cập nhật trên ứng dụng VNeID. Ứng dụng VNeID được phát triển bởi Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư của Bộ Công An Việt Nam là nền tảng cơ sở dữ liệu về định danh, dân cư cũng như xác thực điện tử.
2. Đối tượng nào được cấp tài khoản định danh điện tử?
Theo Điều 11 Nghị định 59/2022/NĐ-CP quy định đối tượng được cấp tài khoản định danh điện tử như sau:
– Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên; đối với công dân Việt Nam là người chưa đủ 14 tuổi hoặc là người được giám hộ được đăng ký theo tài khoản định danh điện tử của cha, mẹ hoặc người giám hộ.
– Người nước ngoài từ đủ 14 tuổi trở lên nhập cảnh vào Việt Nam; đối với người nước ngoài là người chưa đủ 14 tuổi hoặc là người được giám hộ được đăng ký theo tài khoản định danh điện tử của cha, mẹ hoặc người giám hộ.
– Cơ quan, tổ chức được thành lập hoặc đăng ký hoạt động tại Việt Nam.
Như vậy, đối tượng được cấp tài khoản định danh điện tử bao gồm công dân Việt Nam, công dân nước ngoài từ 14 tuổi trở lên(đối với công dân dưới 14 tuổi được đăng ký theo tài khoản định danh điện tử của cha, mẹ hoặc người giám hộ) và cơ quan, tổ chức được thành lập hoặc đăng ký hoạt động tại Việt Nam.
3. Đăng ký tài khoản định danh điện tử thế nào?
Theo quy định tại Điều 14 Nghị định 59/2022/NĐ-CP thì cách đăng ký tài khoản định danh điện tử đối với công dân Việt Nam như sau:
Đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 1
– Đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 1 qua ứng dụng VNeID đối với công dân đã có thẻ Căn cước công dân(CCCD) gắn chíp điện tử:
Xem thêm : Bầu ăn tía tô được không? 3 cách nấu tía tô khi mang thai!
+ Công dân sử dụng thiết bị di động tải và cài đặt ứng dụng VNeID.
+ Công dân sử dụng ứng dụng VNeID để nhập thông tin về số định danh cá nhân và số điện thoại hoặc địa chỉ thư điện tử; cung cấp các thông tin theo hướng dẫn trên ứng dụng VNeID; thu nhận ảnh chân dung bằng thiết bị di động và gửi yêu cầu đề nghị cấp tài khoản định danh điện tử tới cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử qua ứng dụng VNeID.
+ Cơ quan quản lý định danh điện tử thông báo kết quả đăng ký tài khoản qua ứng dụng VNeID hoặc tin nhắn SMS hoặc địa chỉ thư điện tử.
Đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2
– Đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2 qua ứng dụng VNeID đối với công dân đã được cấp thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử:
+ Công dân đến Công an xã, phường, thị trấn hoặc nơi làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân để làm thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử. Công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử, cung cấp thông tin về số điện thoại hoặc địa chỉ thư điện tử và đề nghị bổ sung thông tin được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử.
+ Cán bộ tiếp nhận nhập thông tin công dân cung cấp vào hệ thống định danh và xác thực điện tử; chụp ảnh chân dung, thu nhận vân tay của công dân đến làm thủ tục để xác thực với Cơ sở dữ liệu căn cước công dân và khẳng định sự đồng ý đăng ký tạo lập tài khoản định danh điện tử.
+ Cơ quan quản lý định danh điện tử thông báo kết quả đăng ký tài khoản qua ứng dụng VNeID hoặc tin nhắn SMS hoặc địa chỉ thư điện tử.
Cơ quan Công an tiến hành cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2 cùng với cấp thẻ Căn cước công dân với trường hợp công dân chưa được cấp Căn cước công dân gắn chíp điện tử.
Như vậy, công dân có thể tiến hành đăng ký tài khoản định danh bằng ứng dụng VNeID trên điện thoại di động. Kết quả đăng ký sẽ được gửi qua thông báo trên ứng dụng VNeID, tin nhắn (SMS) trên điện thoại hoặc qua địa chỉ thư điện tử (ví dụ như email).
4. Cách tra cứu số định danh cá nhân qua ứng dụng VNeID thế nào?
Cách tra cứu số định danh cá nhân đối với người đã có CCCD gắn chíp
Đối với những người đã có CCCD gắn chíp thì số định danh cá nhân chính là dãy số gồm 12 số trên Căn cước công dân gắp chíp.
Cách tra cứu số định danh cá nhân qua ứng dụng VNeID đối với người chưa có CCCD gắn chíp
Xem thêm : Năm 2022 tuổi nào làm nhà được? Cách mượn tuổi xây nha năm 2022
Bước 1. Vào App Store hoặc CH Play trên điện thoại tải ứng dụng VNeID .
Bước 2. Chọn “Đăng nhập” nếu chưa có tài khoản thì chọn mục “Đăng ký và điền thông tin theo yêu cầu.
Bước 3. Có 02 cách để xem số định danh trên ứng dụng VNeID khi đăng nhập vào:
Cách 1: Chọn vào ảnh hiển thị theo mũi tên bên dưới – khi chọn xong sẽ hiển thì số định danh cá nhân của mình.
Cách 2: Chọn mục “Thông tin cư trú” sau đó màn hình sẽ hiển thị thông tin số định danh cá nhân và các thông tin cá nhân khác có liên quan.
5. Các tiện ích, dịch vụ tài khoản điện tử mức 1 và mức 2
Các tiện ích, dịch vụ tài khoản điện tử mức 1
Các tiện ích, dịch vụ tài khoản điện tử mức 2
Trân trọng!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp