5 loại chiến đấu cơ đáng gờm nhất Đông Nam Á, có Su-30 của Việt Nam

Video so luong may bay chien dau cua viet nam

Mặc dù căng thẳng ở Đông Nam Á vẫn ở mức thấp và thường được hòa giải thông qua Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), nhiều quốc gia vẫn đầu tư mạnh mẽ vào trang thiết bị quân sự của Nga và Mỹ.

Theo trang tin Military Watch của Mỹ, Việt Nam và Singapore là 2 quốc gia trong khu vực có lực lượng không quân lớn với các máy bay chiến đấu hiện đại và độ bền cao. Những chiến đấu cơ này có thể giúp bảo vệ chủ quyền trên biển và hoạt động trên một khoảng cách xa từ các căn cứ trên bộ.

Su-30MKM và Su-30SM của Malaysia và Myanmar

Không quân Malaysia trở thành lực lượng đầu tiên trong khu vực triển khai các máy bay chiến đấu “thế hệ 4+”, khi tiếp nhận các chiến đấu cơ hạng nặng Su-30MKM đầu tiên vào năm 2006. Các chiến đấu cơ này thay thế các máy bay phản lực F-5E Tiger II đã cũ do Mỹ cung cấp.

Trong thập niên 2000, Su-30MKM là một trong những chiến đấu cơ có năng lực nhất thế giới và Malaysia có 18 chiếc. Đây là loại máy bay mang hiệu suất chiến đấu cao hơn đáng kể so với tất cả các khí tài khác của nước này cộng lại.

F-15SG của Singapore

Hợp đồng mua 40 máy bay chiến đấu F-15SG do Mỹ sản xuất đã đưa Không quân Singapore trở thành khách hàng lớn thứ 5 trên thế giới của F-15SG sau Israel, Nhật Bản, Saudi Arabia và Hàn Quốc.

F-15 được coi là chiến đấu cơ có năng lực nhất. Các chiến đấu cơ này có độ bền cao và mang theo bộ cảm biến lớn.

Su-30MK2/MK của Việt Nam và Indonesia

Không giống như Su-30MKM/SM được sản xuất tại Nhà máy Irkutsk (Nga), Su-30MK2 được phát triển như một phần của dòng máy bay chiến đấu riêng biệt tại Nhà máy sản xuất máy bay Komsomolsk-on-Amur.

Máy bay này được tối ưu hóa, chú trọng vai trò tấn công trên biển. Nó được trang bị các hệ thống điện tử đặc biệt tinh vi dành cho chỉ huy, điều khiển thông tin liên lạc, máy tính, khả năng tình báo, giám sát, thu nhận mục tiêu và trinh sát.

Việt Nam mua 35 máy bay chiến đấu loại này và Indonesia mua 9 chiếc.

Su-27SK của Việt Nam và Indonesia

Được coi là dòng máy bay chiến đấu có năng lực nhất trong chiến tranh lạnh, Su-27 Flanker lần đầu tiên được đưa vào biên chế vào năm 1985 và được thiết kế để vượt trội hơn F-15 Eagles của Không quân Mỹ.

Chiến đấu cơ này đã được xuất khẩu rộng rãi trong những thập niên 1990 và ở Đông Nam Á. Hiện nay, Việt Nam và Indonesia cũng đang sử dụng loại máy bay này.

Không quân Indonesia vào giữa thập niên 1990 là một trong những khách hàng lớn nhất thế giới của dòng máy bay Su-27 Flanker với một phi đội hơn 100 chiếc.

Mặc dù đáng gờm hơn so với trước đây, Su-27 ngày càng lỗi thời. Tuy vậy, tên lửa R-27 của nó có khả năng bắn xa 130km.

MiG-29SE/SM của Myanmar

Máy bay chiến đấu hạng trung MiG-29 là một trong những mặt hàng xuất khẩu phổ biến nhất của Nga trong lĩnh vực chiến đấu cơ.

Máy bay chiến đấu này được thiết kế với tham vọng trở nên vượt trội hơn các máy bay chiến đấu F-16 và F-18 của Mỹ trong chiến tranh lạnh.

MiG-29 hiện là trụ cột của lực lượng Không quân Myanmar với khoảng 27 chiếc trong biên chế.