Khi bước vào tuổi mọc răng, trẻ thường bị sốt kèm theo triệu chứng chân tay lạnh khiến nhiều mẹ lo lắng. Vậy sốt mọc răng chân tay lạnh có nguy hiểm không và cần xử lý như thế nào? Mẹ tham khảo tư vấn của chuyên gia Dr.Papie để có câu trả lời chính xác nhất.
Mẹ xem thêm: 3 Dấu hiệu trẻ sốt mọc răng và cách phân biệt với sốt thông thường
Bạn đang xem: Trẻ sốt mọc răng chân tay lạnh có nguy hiểm không? 2 nguyên nhân và 3 cách trị an toàn
1. Tại sao trẻ sốt mọc răng chân tay lạnh?
Khi bị sốt mọc răng, nhiệt độ cơ thể bé tăng cao, toàn thân đều nóng nhưng chân tay lại rất lạnh, thậm chí tím tái. Hiện tượng này xảy ra là do 2 nguyên nhân dưới đây:
1.1. Chân tay lạnh là hệ quả của sốt
Khi trẻ bắt đầu mọc răng, nướu sẽ tách ra để răng mọc trồi lên, vi khuẩn xâm nhập vào những vết nứt ở nướu gây viêm nhiễm, cơ thể phản ứng lại hiện tượng nhiễm trùng này bằng cơ chế gây sốt.
Khi trẻ bị sốt, hệ miễn dịch sẽ tiết ra một số chất làm co mạch máu ở tứ chi khiến máu được vận chuyển về đây ít hơn, gây ra hiện tượng chân tay lạnh. Sau đó, khi trẻ hạ sốt, mạch máu sẽ giãn ra, máu lưu thông ở chân tay nhiều hơn, trẻ vã mồ hôi, da trở lên hồng hào hơn và tay chân không còn lạnh nữa.
1.2. Chân tay lạnh cho trẻ bị nhiễm thêm virus
Trong quá trình mọc răng, trẻ có thể nhiễm thêm virus từ môi trường bên ngoài dẫn tới sốt siêu vi. Virus tấn công vào não và các mạch máu nhỏ ở tay và chân trẻ, làm rối loạn trung tâm điều nhiệt gây chân tay lạnh.
2. Trẻ sốt mọc răng chân tay lạnh có nguy hiểm không?
Sốt mọc răng là tình trạng thường hay gặp ở trẻ bước vào thời kì mọc răng. Hiện tượng chân tay lạnh kèm theo chưa thể kết luận được là có nguy hiểm hay không. Mức độ nguy hiểm còn phụ thuộc vào các triệu chứng kèm theo.
Triệu chứng không nguy hiểm
Triệu chứng nguy hiểm
Trẻ sốt nhẹ, dưới 39 độ C
Trẻ dưới 6 tháng tuổi, sốt trên 39 độ C.
Da có màu bình thường.
Da xanh xao, nhợt nhạt, thậm chí là tím tái.
Xem thêm : Nên Uống Nước Ép Lúc Nào Là Tốt Nhất Cho Sức Khỏe
Trẻ cười nói, quấy khóc, sinh hoạt bình thường.
Trẻ không cười, khóc nhiều trong vài giờ, không phản ứng như bình thường khi mẹ gọi.
Trẻ tỉnh táo, tỉnh nhanh và dễ dàng khi mẹ gọi dậy.
Trẻ nằm im hoặc ngủ li bì, khó đánh thức bé dậy.
Miệng, môi và lưỡi không khô, không thấy khát nước.
Miệng, môi và lưỡi khô, mắt và thóp trũng.
Trẻ rùng mình, lạnh run theo cơn.
Khi trẻ thở thấy bụng phình, ngực lõm.
Cổ cứng, xuất hiện mụn, mẩn trên da.
Nếu trẻ xuất hiện những triệu chứng không nguy hiểm ở trên thì mẹ không cần quá lo lắng. Mẹ chỉ cần chăm sóc trẻ phối hợp với các biện pháp điều trị tại nhà, trẻ sẽ khỏi sốt tay chân lạnh trong 2-3 ngày.
Còn nếu trẻ gặp từ 2 triệu chứng nguy hiểm ở trên, mẹ cần đứa trẻ đến gặp bác sĩ sớm nhất để được chăm sóc và điều trị kịp thời.
3. Điều trị cho trẻ bị sốt mọc răng chân tay lạnh
Khi trẻ bị sốt mọc răng chân tay lạnh và không xuất hiện những triệu chứng nguy hiểm, mẹ hoàn toàn có thể điều trị tại nhà cho bé. Dưới đây là 3 cách điều trị sốt mọc răng ở trẻ an toàn và hiệu quả nhất được nhiều mẹ bỉm sữa áp dụng.
3.1. Chườm ấm cho trẻ sốt mọc răng chân tay lạnh
Chườm ấm giúp các mạch máu dưới da giãn ra, tăng lưu thông tuần hoàn máu. Từ đó vừa có tác dụng giúp trẻ hạ sốt, vừa giúp làm giảm tình trạng chân tay lạnh.
Xem thêm : Cách luộc thịt bò bắp ngon, nhanh mềm mà không bị hôi
Mẹ tham khảo các bước chườm ấm sau:
- Bước 1: Chuẩn bị một thau nước ấm khoảng 35 – 36 độ C và một chiếc khăn tay sạch.
- Bước 2: Nhúng khăn vào thau nước, vò nhẹ và vắt ráo nước.
- Bước 3: Mẹ bế trẻ lên tay hoặc đặt trẻ nằm trên giường và bắt đầu lau chườm toàn thân cho bé. Mẹ nên lau ở những vị trí như trán, nách, cổ, bẹn – nơi có mạch máu lớn để tăng tác dụng hạ nhiệt, lau 2 chân và 2 tay để lưu thông máu, giúp chân tay bớt lạnh.
- Bước 4: Khoảng 5 – 7 phút giặt khăn 1 lần. Mẹ lau chườm cho đến khi bé hạ sốt.
3.2. Bổ sung nhiều nước cho trẻ sốt mọc răng kèm chân tay lạnh
Trẻ bị sốt khiến thường mất nước do tiêu hao năng lượng cũng như nước qua việc sốt. Vì vậy mẹ cần bổ sung nước cho trẻ thường xuyên trong cả giai đoạn sốt và hạ sốt. Mẹ bù nước cho bé bằng cách:
- Cho trẻ uống nhiều nước, đặc biệt là nước ấm giúp giảm cảm giác khi mọc răng.
- Bổ sung nước thông qua sữa mẹ, sữa công thức, sữa tươi, nước ép hoa quả.
- Nếu trẻ bị mất nước nặng dùng dung dịch bù nước oresol.
Liều dùng oresol:
- Trẻ dưới 1 tuổi: Hỏi ý kiến của bác sĩ.
- Trẻ 1-2 tuổi uống 50m/ lần, ngày uống 2-3 lần.
- Trẻ 2-6 tuổi uống 100ml/ lần, ngày uống 2-3 lần.
- Trẻ 6-12 tuổi uống 150ml/ lần, ngày uống 2-3 lần.
- Trẻ trên 12 tuổi cho uống theo nhu cầu.
Mẹ tìm hiểu thêm: Mẹo mọc răng không sốt bằng lá hẹ giúp hạ sốt an toàn tại nhà cho bé
3.3. Cho trẻ dùng thuốc hạ sốt
Nếu trẻ bị sốt cao trên 38.5 độ C hoặc dùng các biện pháp trên nhưng không đỡ sốt, tay chân không đỡ lạnh, mẹ có thể dùng thuốc hạ sốt cho trẻ. Mẹ nên dùng Ibuprofen và Paracetamol để hạ sốt hiệu quả và an toàn, ít gây tác dụng phụ hơn các loại thuốc hạ sốt khác.
3.3.1 Thuốc hạ sốt Ibuprofen cho trẻ sốt mọc răng chân tay lạnh
Liều dùng: Chỉ dùng hạ sốt cho trẻ trên 6 tháng tuổi.
- Trẻ lớn hơn 3 tháng tuổi – 12 tuổi: Tính theo mg thuốc/ kg cân nặng
- Nhiệt độ thấp hơn 39 độ C: Dùng 5 mg/ kg/ liều, uống cách 6-8 giờ khi cần thiết (3-4 lần 1 ngày).
- Nhiệt độ lớn hơn hoặc bằng 39 độ C: Dùng 10 mg/ kg/ liều, uống cách 6-8 giờ khi cần thiết (3-4 lần 1 ngày).
- Trẻ trên 12 tuổi: 300-400mg/ liều, uống cách 6-8 giờ.
Tác dụng phụ:
- Đau ngực, khó thở, đau họng.
- Buồn nôn, nôn, đau bụng, nước tiểu đậm màu, phân nâu, đen, vàng da…
3.3.2 Thuốc hạ sốt Paracetamol cho trẻ sốt mọc răng chân tay lạnh
Liều dùng: Tính theo mg thuốc/ kg cân nặng.
- Trẻ sơ sinh: Dùng 10-15mg/ kg/ liều, cách 6-8 giờ dùng một lần.
- Trẻ lớn trên 7 tuổi: Dùng 10-15mg/ kg/ liều, cách 4-6 giờ dùng một lần. Không dùng
- quá 5 lần trong vòng 24 giờ.
Tác dụng phụ:
- Sốt nhẹ, buồn nôn, đau dạ dày và ăn mất ngon
- Nước tiểu sậm màu, phân có màu đất sét.
- Bệnh vàng da (bao gồm triệu chứng vàng da hoặc vàng lòng trắng mắt).
Lưu ý khi sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ
- Chỉ dùng thuốc cho trẻ khi sốt cao trên 38.5 độ C và thực hiện các biện pháp hạ nhiệt cho trẻ nhưng không đỡ.
- Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc hạ sốt ibuprofen cho trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi khi chưa có ý kiến của bác sĩ.
- Cho trẻ uống thuốc đúng và đủ liều, tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ.
- Nếu trẻ mắc các bệnh về tim, gan, thận, mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc hạ sốt cho trẻ.
4. Lưu ý khi chăm sóc trẻ sốt mọc răng chân tay lạnh
Bên cạnh các biện pháp điều trị, mẹ cần lưu ý những điểm sau khi chăm sóc trẻ bị sốt mọc răng tay chân lạnh:
- Không mặc quần áo, đeo tất, găng tay quá dày cho trẻ: Nhiều mẹ sai lầm khi nghĩ rằng cần đeo nhiều tất, găng tay dày khi chân tay trẻ bị lạnh. Điều đó sẽ làm da bé khó thoát nhiệt, gây bít tắc tuyến mồ hôi, có thể khiến trẻ bị sốt cao hơn.
- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ: Bổ sung đầy đủ nhóm chất dinh dưỡng, đặc biệt là chất đạm và vitamin, giúp trẻ tăng cường sức đề kháng. Mẹ tham khảo: Trẻ sốt mọc răng nên ăn gì và 7 loại thực phẩm mẹ nên lựa chọn.
- Sử dụng nướu gặm: Để giảm đau răng cho trẻ bằng cách sử dụng các loại nướu gặm chuyên dụng.
- Vệ sinh răng miệng trẻ sạch sẽ: Bằng gạc răng miệng chuyên dụng giúp làm sạch nướu, lưỡi, giảm tình trạng viêm nhiễm và sốt ở trẻ. Mẹ tham khảo gạc răng miệng cho trẻ mọc răng tại đây.
Như vậy, sốt mọc răng chân tay lạnh là hiện tượng thường gặp và không quá nguy hiểm khi trẻ mọc răng. Mẹ cần theo dõi nhiệt độ cơ thể và tay chân bé để có những biện pháp xử lý phù hợp. Nếu còn băn khoăn về cách chăm sóc cho trẻ sốt mọc răng, mẹ có thể để lại phản hồi bên dưới hoặc liên hệ với chuyên gia của Dr.Papie qua hotline 0911.225.336 để được tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp