Sốt xuất huyết có được gội đầu không và những điều cần biết

Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm gây ra do muỗi là tác nhân lây truyền vi rút (Dengue virus). Bệnh này rất phổ biến ở nước ta nhất là vào mùa hè do khí hậu nóng ẩm, nhiều muỗi. Người bị bệnh sốt xuất huyết cần đặc biệt quan tâm đến chế độ chăm sóc điều trị mới có thể nhanh khỏi. Một trong những vấn đề nhiều người băn khoăn là sốt xuất huyết có được gội đầu không? Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc trên cùng với hướng dẫn chăm sóc sức khỏe đúng cách khi bị sốt xuất huyết.

sot xuat huyet co duoc goi dau khong 1

Sốt xuất huyết có được gội đầu không?

Sốt xuất huyết hiện là căn bệnh chưa có thuốc đặc trị, các phác đồ chủ yếu để điều trị triệu chứng. Các triệu chứng đặc trưng của bệnh sốt xuất huyết là bệnh nhân thường sốt cao liên tục kéo dài, đau cơ, đau đầu và xuất huyết dưới da. Nếu không tuân thủ phác đồ điều trị và các biện pháp chăm sóc cơ thể, bệnh có thể tiến triển nghiêm trọng và lâu khỏi hơn.

Một trong những vấn đề kiêng cữ còn gây nhiều tranh cãi đó là kiêng nước, hạn chế tắm và gội đầu khi đang bị sốt xuất huyết. Có người cho rằng cần kiêng kị không tắm gội gì khi bị sốt xuất huyết cho đến lúc khỏi, có quan điểm rằng có thể gội đầu để đảm bảo vệ sinh.

Thực tế, việc bệnh nhân bị sốt xuất huyết có được gội đầu hay không cần căn cứ tình trạng và mức độ bệnh hiện tại. Theo hướng dẫn từ các bác sĩ, bệnh sốt xuất huyết

Trong quá trình điều trị bệnh sốt xuất huyết, vấn đề tắm gội của bệnh nhân đặc biệt cần lưu ý, cần căn cứ vào tình trạng bệnh hiện tại để quyết định có nên gội đầu hay không?

sot xuat huyet co goi dau khong

Theo các bác sĩ, bệnh sốt xuất huyết thường kéo dài từ 2 – 3 tuần tùy từng bệnh nhân, dựa theo các triệu chứng có thể chia thành 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn sốt: Sau thời gian ủ bệnh, virus sốt xuất huyết sẽ bùng phát và gây sốt trong khoảng 1-3 ngày đầu. Người bệnh thường sốt cao, đau đầu, mệt mỏi, đau nhức xương khớp, có thể nôn mửa.
  • Giai đoạn xuất huyết: Giai đoạn này thường xảy ra sau 3-7 ngày từ khi xuất hiện sốt. Người bệnh có thể bị xuất huyết nội mạc, gây ra các triệu chứng như chảy máu chân răng, chảy máu cam, chảy máu tiểu, chảy máu tiêu hóa và chảy máu trong não.
  • Giai đoạn phục hồi: Các triệu chứng xuất huyết giảm dần, các nốt ban trên da dần biến mất và cơ thể bắt đầu hồi phục.

Khi bệnh bước vào giai đoạn nguy hiểm – giai đoạn xuất huyết, nếu người bệnh thực hiện các hành động tác động lên da đầu như gội đầu, chà xát, cào gãi… có thể làm cho tình trạng xuất huyết nghiêm trọng hơn. Vì thế, các chuyên gia khuyên chúng ta không nên gội đầu trong giai đoạn này.

Bị sốt xuất huyết khiến cho cơ thể ra mồ hôi nhiều gây bết dính tóc, cơ thể bí bách, khó chịu, nếu kiêng gội đầu quá lâu cũng gây mệt mỏi cho bệnh nhân. Vì thế tốt nhất là khi bệnh chưa bước vào giai đoạn nguy hiểm, người bệnh nên tranh thủ lúc thể trạng tốt nhất để gội đầu.

Người bị sốt xuất huyết cần lưu ý gì khi gội đầu?

cach-cham-soc-toc-hippie

  • Bệnh nhân sốt xuất huyết khi gội đầu cần chú ý dùng nước ấm, tuyệt đối không gội đầu bằng nước lạnh sẽ khiến mao mạch ngoài da co lại và mạch nội tạng giãn ra cực kỳ nguy hiểm.
  • Gội đầu ở nơi phòng kín, tránh gió lùa bởi người bị sốt xuất huyết cần kiêng gió.
  • Gội đầu nhanh, không ngâm nước quá lâu sẽ mạch máu giãn ra quá mức, gây nguy hiểm.
  • Khi gội đầu cần thao tác nhẹ nhàng không cào gãi mạnh lên da đầu sẽ khiến tình trạng xuất huyết da trở nên nghiêm trọng hơn, bệnh nhân sẽ lâu khỏi.
  • Gội đầu xong người bệnh cần làm khô tóc nhanh chóng, không để tóc ẩm quá lâu khiến cơ thể bị nhiễm lạnh.

Điều trị và chăm sóc sức khỏe khi bị sốt xuất huyết

Theo dõi tiến triển của bệnh và thực hiện chỉ định điều trị

Bệnh nhân đang bị sốt xuất huyết cần theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân bởi vì bệnh có thể diễn biến trở nặng bất cứ lúc nào, tình huống nguy kịch có thể gây tử vong. Vì thế, bệnh nhân cần tới cơ sở y tế để khám khi bị bệnh, nếu các triệu chứng nhẹ, không có biến chứng thì có thể điều trị tại nhà. Trường hợp có nhiều biểu hiện nặng như hạ thân nhiệt, huyết áp thấp, xuất huyết nghiêm trọng và suy giảm tiểu cầu… thì cần nhập viện điều trị nội trú.

Khi tự chăm sóc và điều trị tại nhà, bệnh nhân cần thường xuyên đo thân nhiệt vài giờ 1 lần. Mỗi khi có biểu hiện sốt cao cần tìm cách hạ nhiệt độ cơ thể đề phòng sốt quá cao sinh ra co giật. Các biện pháp hạ sốt có thể áp dụng như chườm khăn, lau người, uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ.

Tương tự như việc gội đầu, người bị sốt xuất huyết cũng nên hạn chế tắm thường xuyên, thay vào đó hãy vệ sinh cơ thể bằng cách lau người với nước ấm, chú ý thao tác thật nhẹ nhàng.

Duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học

Chế độ ăn uống rất quan trọng trong quá trình điều trị và phục hồi sức khỏe cho người bị sốt xuất huyết. Bệnh nhân sốt xuất huyết nên được ăn đồ ăn lỏng như cháo, súp, món hầm… Bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng và tăng cường cung cấp vitamin, khoáng chất để cơ thể không bị suy nhược và thúc đẩy tốc độ phục hồi.

Uống nhiều nước lọc, nước trái cây và nước điện giải để bù nước, tránh các biến chứng như sốc, trụy mạch, hôn mê, rối loạn thần kinh…

Vận động nhẹ nhàng, đi lại giúp máu huyết lưu thông và thể trạng sớm phục hồi sau khi hết sốt xuất huyết.

Sau khi đã khỏi bệnh, bệnh nhân không được chủ quan mà nên chú ý tự phòng tránh để mình không trở thành nguồn lây nhiễm bệnh cho những người xung quanh. Hơn nữa, người đã từng bị sốt xuất huyết vẫn có thể bị mắc bệnh lần thứ 2 nếu như nhiễm chủng vi rút sốt xuất huyết khác. Vì vậy, việc phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết là vô cùng cần thiết.

uong nuoc nhieu

Phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh lây nhiễm qua trung gian là muỗi Aedes. Bệnh có thể lây nhiễm thành dịch trong cộng đồng nếu không có các biện pháp phòng ngừa kịp thời. Sau đây là những biện pháp hiệu quả để ngăn chặn lây nhiễm vi rút sốt xuất huyết:

Diệt muỗi xung quanh nơi ở, làm việc: Muỗi là nguồn trung gian mang vi rút sốt xuất huyết lây nhiễm sang người khác, vì thế chúng ta cần có biện pháp tiêu diệt muỗi thích hợ như: phun thuốc diệt muỗi, khử trùng nguồn nước, diệt bọ gậy, đi ngủ mắc màn hoặc bôi kem chống muỗi…

Loại bỏ những nơi trú ngụ của muỗi như thùng, chậu nước đọng, dọn sạch cống rãnh, hạn chế để cây cối xung quanh nơi ở quá um tùm, rậm rạp.

Tự nâng cao sức đề kháng để giảm nguy cơ mắc bệnh và tăng sức chống trọi khi nhiễm virus bằng cách duy trì một lối sống lành mạnh giữa việc ăn uống, tập luyện thể thao và ngủ đủ giấc.

Nhìn chung, sốt xuất huyết là bệnh không quá khó chữa trị nhưng đòi hỏi người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối phác đồ điều trị từ bác sĩ, đồng thời nghiêm túc thực hiện hướng dẫn chăm sóc. Tình trạng bệnh khi bị sốt xuất huyết của mỗi người là không giống nhau, vì thế những điều kiêng cữ truyền miệng như kiêng không tắm gội, kiêng ăn uống… bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện cho phù hợp.