Chất và sự biến đổi chất
Tác giả: Phạm Viết Dần, Vũ Bá Tuấn, – Khối lớp: 0
- Video
- Audio
- Tranh ảnh
- Simulation
- -> Library
Bạn có biết sự biến đổi chất xảy ra từng ngày, từng giờ xung quanh ta. Vậy sự biến đổi chất là gì? Chất bị biến đổi có giữ nguyên được tính chất ban đầu hay không. Và những hiện tượng trong quá trình biến đổi ấy là hiện tượng vật lý hay hiện tượng hóa học?
Bạn đang xem: Chất và sự biến đổi chất
Sự biến đổi chất là sự biến đổi về trạng thái của một chất hay sự biến đổi từ chất này thành chất khác.
Hiện tượng vật lý là sự biến đổi chất nhưng vẫn giữ nguyên là chất ban đầu. Nghĩa là chất đó chỉ biến đổi về trạng thái, hình dạng, kích thướt nhưng không biến đổi thành chất khác.
Ví dụ: Nước dưới 0 °C ở trạng thái rắn, nước ở nhiệt độ bình thường ở trạng thái lỏng, nước trên 100 °C ở trạng thái hơi.
Ở những nhiệt độ khác nhau, nước ở những trạng thái khác nhau hoặ rắn, hoặc lỏng, hoặc hơi. Tuy nhiên, đó vẫn là nước! Hiện tượng biến đổi trạng thái của nước như trên là hiện tượng vật lý.
Hiện tượng hóa học là sự biến đổi từ chất này thành chất khác. Chất mới tạo thành có tính chất khác với chất ban đầu. Hiện tượng hóa học thường gắn liền với phản ứng hóa học.
Xem thêm : Hướng dẫn cấp lại giấy khai sinh
Ví dụ: Khi đun nóng, đường trắng sẽ chuyển dần sang màu đen và có hơi nước bay lên. Khi đó đường đã bị biến đồi thành chất khác là: than và hơi nước.
Khi cho lá nhôm vào dung dịch axit clohidric, lá nhôm tan dần và dung dịch xuất hiện bọt khí. Khi đó, nhôm đã phản ứng với axit clohidric tạo ra nhôm clorua và khí hidro.
Trong hai quá trình trên, các chất ban đầu là đường và nhôm đã biến đổi thành những chất mới khác với chất ban đầu. Hiện tượng đó gọi là hiện tượng hóa học.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp