Theo quy định 2022 sử dụng trái phép chất ma túy bị xử lý ra sao?

Chào Luật sư X, Cháu hiện tại đang học lớp 11. Trong thời gian gần đây, Trường cháu đã phát hiện bạn B cùng tuổi cháu thường xuyên nghỉ học và nghiện ma túy do nhóm bạn ngoài trường lôi kéo. Vì vậy, nhà trường đã ra quyết định buộc thôi học đối với B. Thưa Luật sư cho cháu hỏi rằng việc sử dụng trái phép chất ma túy hiện nay bị phạt như thế nào? Mức xử phạt đối với các độ tuổi khi sử dụng trái phép chất ma túy có như nhau không? Mong được Luật sư giải đáp. Cháu cảm ơn Luật sư nhiều ạ.

Chào bạn! Để giải đáp những thắc mắc trên, mời quý bạn đọc cùng Luật Sư X tìm hiểu vấn đề trên qua bài viết “Theo quy định 2022 sử dụng trái phép chất ma túy bị xử lý ra sao?” sau đây.

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017
  • Nghị định 144/2021/NĐ-C
  • Luật Phòng, chống ma túy 2021

Tác hại của ma túy đối với người sử dụng

Theo Khoản 1 Điều 2 Luật Phòng, chống ma túy 2021 “1. Chất ma túy là chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong danh mục chất ma túy do Chính phủ ban hành.” Danh mục chất ma túy quy định tại Nghị định 57/2022/NĐ-CP.

  • Danh mục I: Các chất ma túy tuyệt đối cấm sử dụng trong y học và đời sống xã hội; việc sử dụng các chất này trong nghiên cứu, kiểm nghiệm, giám định, điều tra tội phạm theo quy định đặc biệt của cơ quan có thẩm quyền.
  • Danh mục II: Các chất ma túy được sử dụng hạn chế trong nghiên cứu, kiểm nghiệm, giám định, điều tra tội phạm hoặc trong lĩnh vực y tế theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
  • Danh mục III: Các chất ma túy được sử dụng trong nghiên cứu, kiểm nghiệm, giám định, điều tra tội phạm hoặc trong lĩnh vực y tế, thú y theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
  • Danh mục IV: Các tiền chất (IVA: Các tiền chất thiết yếu, tham gia vào cấu trúc chất ma túy; IVB: Các tiền chất là hóa chất, dung môi, chất xúc tác dùng trong quá trình sản xuất chất ma túy).

Đối với bản thân người sử dụng ma tuý gây tổn hại về sức khoẻ như hệ tiêu hoá, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, các bệnh về da, làm suy giảm chức năng thải độc, dẫn đến tình trạng suy nhược toàn thân, suy giảm sức lao động. Nghiện ma tuý dẫn đến tình trạng nhiễm độc ma tuý mãn tính, người gầy gò, xanh xao, mắt trắng, môi thâm, nước da tái xám, dáng đi xiêu vẹo, cơ thể gầy đét do suy kiệt hoặc phù nề do thiếu dinh dưỡng, rối loạn nhịp sinh học, thức đêm ngủ ngày, sức khoẻ giảm sút rõ rệt. Người nghiện ma tuý bị suy giảm sức lao động, giảm hoặc mất khả năng lao động và khả năng tập trung trí óc. Trường hợp sử dụng ma tuý quá liều có thể bị chết đột ngột.

Với xã hội, hàng năm, Nhà nước phải chi phí hàng ngàn tỷ đồng cho việc xóa bỏ cây thuốc phiện, cho công tác cai nghiện ma tuý, công tác phòng, chống và kiểm soát ma tuý. Ma túy cũng làm suy giảm lực lượng lao động của gia đình và xã hội cả về số lượng và chất lượng; làm cho thu nhập quốc dân cũng giảm, chi phí cho dự phòng và chăm sóc y tế lại tăng; ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà đầu tư nước ngoài, khách du dịch; Ma tuý là nguyên nhân làm nảy sinh, gia tăng tình hình tội phạm trong nước gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự (trộm, cướp, buôn bán ma túy, buôn bán người, khủng bố…); là nguyên nhân, điều kiện nảy sinh, phát triển các tệ nạn xã hội khác (mại dâm, cờ bạc…).

Quy định 2022 Xử lý người sử dụng trái phép chất ma túy như thế nào?

Hành chính

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 23 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, người nào sử dụng trái phép chất ma túy sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 01 – 02 triệu đồng, ngoài ra còn bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm.

Hình sự

Hiện nay, Bộ luật Hình sự 2015 sử đổi bổ sung 2017 không quy định bất kỳ tội danh nào với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.

Như vậy, nếu một người chỉ sử dụng trái phép chất ma túy mà không có các hành vi mua bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép,…chất ma túy thì sẽ không bị xử lý hình sự; còn nếu người sử dụng trái phép chất ma túy mà có đồng thời thực hiện thêm một trong các hành vi mua bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép,…chất ma túy thì sẽ bị xử lý hình sự tương ứng với những hành vi mua bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép,…chất ma túy đó.

Theo quy định 2022 sử dụng trái phép chất ma túy bị xử lý ra sao?
Theo quy định 2022 sử dụng trái phép chất ma túy bị xử lý ra sao?

Người dưới 18 tuổi sử dụng trái phép chất ma túy có bị xử phạt không?

  • Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 sử đổi bổ sung 2017 quy định về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự như sau:

“Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự

1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.“

  • Về tội sử dụng ma túy, thì người nào sử dụng trái phép chất ma túy sẽ bị xử phạt hành chính theo khoản 1 Điều 23 Nghị định 144/2021/NĐ-CP như mức xử phạt thông thường đối với người thành niên. Tuy nhiên đối với người dưới 18 tuổi thì không bị xử lý hình phạt bổ sung theo quy định tại khoản 6 Điều 91 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 như sau:

“Điều 91. Nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội

6. Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.”

  • Bên cạnh đó, việc phạt tiền đối với người chưa thành niên khi vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 3 Điều 134 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (Khoản này được sửa đổi bởi khoản 68 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020) như sau:

“Điều 134. Nguyên tắc xử lý

3. Việc áp dụng hình thức xử phạt, quyết định mức xử phạt đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính phải nhẹ hơn so với người thành niên có cùng hành vi vi phạm hành chính.

Trường hợp người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì không áp dụng hình thức phạt tiền.

Trường hợp người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính bị phạt tiền thì mức tiền phạt không quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên; bị buộc phải nộp một khoản tiền tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính vào ngân sách nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 126 của Luật này thì số tiền nộp vào ngân sách nhà nước bằng 1/2 trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Trường hợp không có tiền nộp phạt hoặc không có khả năng thực hiện biện pháp khắc, phục hậu quả thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện thay;”.

Tuy nhiên, cần lưu ý vì chỉ có sử dụng trái phép chất ma túy là không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Còn các hành vi khác liên quan đến ma túy thì rất dễ bị truy cứu trách nhiệm hình sự như sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự (Điều 248, 249, 250 và Điều 251 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017).

Mời bạn xem thêm

  • Bao nhiêu tuổi thì hết tuổi đóng bảo hiểm xã hội?
  • Chê người khác lùn, béo bị phạt bao nhiêu tiền
  • Người bị tước quốc tịch có bị thu hồi hộ chiếu không?
  • Nhổ răng khôn khiến bệnh nhân tử vong sẽ bị xử phạt ra sao?

Thông tin liên hệ

Trên đây là các thông tin của Luật sư X về Quy định về việc sử dụng trái phép chất ma túy bị xử lý ra sao theo pháp luật hiện hành. Ngoài ra nếu bạn đọc quan tâm tới vấn đề khác liên quan như là đổi tên mẹ trong giấy khai sinh,đổi tên giấy khai sinh, đổi tên bố trong giấy khai sinh, giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự, hoặc vấn đề liên quan đến công chứng di chúc mất phí bao nhiêu…. có thể tham khảo và liên hệ tới Luật sư X thông qua số hotline 0833102102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.

  • Facebook: www.facebook.com/luatsux
  • Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
  • Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp