Về bản chất, tư bản chủ nghĩa là kiểu hình thái xã hội mang tính chất bóc lột của giai cấp tư sản đối với giai cấp vô sản, còn xã hội chủ nghĩa mang bản chất dân chủ, công bằng, văn minh. Tuy nhiên trên thực tế tư bản chủ nghĩa vẫn thể hiện sự dân chủ ở trong đó. Cùng tìm hiểu sự giống và khác nhau giữa hai nền dân chủ này.
- Năm 2023 là năm con gì, mệnh gì? Tuổi nào nên kết hôn – sinh con?
- Nước tro tàu là gì? Công dụng và cách làm nước tro tại nhà
- Dùng hoa đu đủ đực ngâm mật ong để chữa bệnh, nếu có dấu hiệu này cần dừng ngay!
- Bầu 3 tháng đầu nên uống nước gì? 5 gợi ý TỐT cho mẹ bầu
- Quyền bình đẳng trong kinh doanh có nghĩa là gì?
1. Điểm giống nhau giữa dân chủ xã hội chủ nghĩa và dân chủ tư sản
– Trên lĩnh vực chính trị: Dân chủ trong chính trị cho phép làm sáng tỏ vấn đề bản chất của hệ thống chính trị, mối quan hệ giữa đảng cầm quyền với nhà nước, giữa nhà nước với xã hội công dân. Dưới góc độ chính trị, bản chất giai cấp của dân chủ, chế độ dân chủ của nhà nước và các thiết chế chính trị khác được bộc lộ rõ nét. Trong xã hội có đối kháng giai cấp, dân chủ trong chính trị phản ánh một cách trực tiếp tương quan về lợi ích và quyền lực giữa các giai cấp, tầng lớp khác nhau trong xã hội. Một mặt, chế độ dân chủ đó được xác lập nhằm bảo vệ lợi ích và quyền lực của giai cấp thống trị. Mặt khác, chế độ dân chủ đó cũng thừa nhận ở những mức độ nhất định quyền và lợi ích của các giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội. Đó chính là những giá trị dân chủ mà các giai cấp, tầng lớp bị trị giành được trong cuộc đấu tranh với giai cấp thống trị.
Bạn đang xem: [Phân biệt] So sánh dân chủ xã hội chủ nghĩa và dân chủ tư bản
Cơ sở chính trị là mặt biểu hiện trực tiếp của dân chủ. Đó chính là quyền lực chính trị, quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của công dân.
Xem thêm : Phụ nữ sau sinh ăn trứng vịt lộn được không? Có gây mất sữa không?
– Trên lĩnh vực kinh tế: Đây là nội dung cơ bản và quan trọng nhất, quyết định thực chất của dân chủ. Dân chủ trong lĩnh vực kinh tế gắn liền với hoạt động mang tính bản chất của con người là hoạt động lao động sản xuất, thực hiện lợi ích và thỏa mãn các nhu cầu. Dân chủ trong lĩnh vực kinh tế là làm cho người lao động được đảm bảo các quyền dân chủ về kinh tế. Dân chủ trong lĩnh vực kinh tế là tạo nên mối quan hệ hợp tác, tôn trọng, bình đẳng giữa các chủ thể. làm cho sự phân hóa giàu nghèo, tình trạng đói nghèo của một bộ phận nhân dân ngày càng thu hẹp, gắn tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
– Trên lĩnh vực văn hóa xã hội: Dân chủ là một phạm trù phản ánh một hiện tượng xã hội, một quan hệ xã hội khách quan ghi đậm dấu ấn chủ quan của chủ thể. Nội dung cốt lõi của dân chủ là khát vọng về tự do, bình đẳng của người dân. Nội dung cơ bản của dân chủ trong văn hóa là trình độ giải phóng cá nhân, giải phóng xã hội về mặt tinh thần
2. Phân biệt/ Điểm khác nhau giữa dân chủ xã hội chủ nghĩa và dân chủ tư sản
Dân chủ xã hội chủ nghĩa Dân chủ tư sản Mục đích Dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ cho đại đa số nhân dân lao động, phục vụ lợi ích cho đại đa số. Dân chủ tư sản là nền dân chủ cho thiểu số, phục vụ lợi ích cho thiểu số. Bản chất Là nền dân chủ mang bản chất của giai cấp công nhân, nhưng nó phục vụ cho đa số. Bởi vì, lợi ích của giai cấp công nhân phù hợp với lợi ích của nhân dân lao động và toàn dân tộc. Mang bản chất của giai cấp tư sản, lợi ích của giai cấp tư sản đối lập với lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Cách thức Dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ do Đảng Cộng sản lãnh đạo, nhất nguyên về giá trị; còn dân chủ tư sản do các đảng của giai cấp tư sản lãnh đạo, đa đảng về chính trị. Thực hiện thông qua nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (thống nhất và phân công giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp); còn thực hiện thông qua nhà nước pháp quyền tư sản (tam quyền phân lập). Cơ sở kinh tế Dân chủ xã hội chủ nghĩa được thực hiện trên cơ sở kinh tế là công hữu hóa các tư liệu sản xuất chủ yếu. Dân chủ tư sản được thực hiện trên cơ sở kinh tế là chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất chủ yếu của toàn xã hội đó là chế độ áp bức bóc lột.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp