1. Khái quát về đặc điểm địa hình Việt Nam:- Đồi núi chiếm phần lớn diện tích tự nhiên, trong đó chủ yếu là đồi núi thấp (chiếm 60% diện tích lãnh thổ).- Địa hình có cấu trúc khá đa dạng:+ Địa hình có cấu trúc cổ được vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại tạo nên sự phân bậc rõ rệt theo độ cao, hướng nghiêng chung là tây bắc – đông nam và phân hóa đa dạng.+ Địa hình có hai hướng chính: tây bắc – đông nam và vòng cung.- Địa hình mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.- Địa hình chịu tác động mạnh mẽ bởi con người.
- Phân tích làm nổi bật phong cách nghệ thuật của Hoàng Phủ Ngọc Tường Đề: “Kí Hoàng Phủ Ngọc Tường vừa giàu chất trí tuệ, vừa giàu chất thơ, nội dung thông tin về văn hóa lịch sử rất phong phú” – Ngữ Văn 12
- TOP 10 loại nước giặt Thái thơm nhất, giữ hương cực lâu, giặt cực sạch
- Lịch âm 25/7, xem âm lịch hôm nay Thứ Hai ngày 25/7/2022 tốt hay xấu? Lịch vạn niên 25/7/2022
- Ca dao tục ngữ về tôn trọng sự thật
- Nguyên tố hóa học là gì? Có bao nhiêu nguyên tố hoá học?
2. Tác động của địa hình đến khí hậu Việt Nam:- Độ cao địa hình là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến khí hậu:. Độ cao địa hình làm bảo toàn tính chất nhiệt đới: Địa hình thấp dưới 1000m chiếm 85% diện tích lãnh thổ nên tính chất nhiệt đới được bảo toàn ở vành đai chân núi.. Độ cao địa hình tác động đến chế độ nhiệt:+ Càng lên cao, nhiệt độ càng giảm, vì vậy ở những vùng núi cao thường có nhiệt độ thấp hơn ở các vùng núi thấp và đồng bằng.+ Nền nhiệt độ trung bình năm của phần lớn khu vực Đông Bắc là từ 20 – 24 độ C, trong khi ở một số vùng núi cao Tây Bắc nhiệt độ trung bình năm dưới 18 độ C.+ Nền nhiệt độ trung bình năm ở duyên hải Nam Trung Bộ là trên 24 độ C, trong khi trên cao nguyên Tây Nguyên nhiệt độ trung bình năm chỉ đạt dưới 24 độ C.. Độ cao địa hình tác động đến chế độ mưa:+ Càng lên cao, lượng mưa càng tăng, đến một độ cao nào đó, độ ẩm không khí đã giảm nhiều, không còn mưa nữa.+ Độ cao địa hình đa dạng tạo ra các trung tâm mưa nhiều và trung tâm mưa ít. Những vùng núi cao đón gió thì mưa nhiều (Huế, Quảng Nam, Hà Giang có lượng mưa trên 3200 mm); (@Địa lí thầy Tùng) những vùng địa hình thấp khuất gió hoặc nằm giữa núi cao thì mưa ít (Mường Xén của Nghệ An, thung lũng sông Ba,…).. Độ cao địa hình tạo ra các đai khí hậu theo độ cao: Ngoài phần lớn diện tích là đồi núi thấp, nước ta còn có các đỉnh núi cao trên 2000m, các cao nguyên, sơn nguyên cao, các dãy núi cao và đồ sộ nên khí hậu có phân hóa theo độ cao khá rõ:+ Đai nhiệt đới gió mùa chân núi (miền Bắc đến độ cao 600-700m, miền Nam đến độ cao 900-1000m): Khí hậu nhiệt đới gió mùa biểu hiện rõ ở nền nhiệt độ cao, mùa hạ nóng; độ ẩm thay đổi từng nơi: từ khô hạn đến ẩm ướt.+ Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi (miền Bắc từ 600-700m đến 2600m, miền Nam từ 900-1000m đến 2600m): Khí hậu mát mẻ, không có tháng nào nhiệt độ cao trên 25 độ C, mưa nhiều hơn, độ ẩm tăng.+ Đai ôn đới gió mùa trên núi (trên 2600 m, chỉ có ở dãy Hoàng Liên Sơn): khí hậu có nét giống khí hậu ôn đới, quanh năm nhiệt độ dưới 15 độ C, mùa đông xuống dưới 5 độ C.
Bạn đang xem: Tác động của địa hình đến khí hậu Việt Nam
3. Hướng nghiêng chung của địa hình ảnh hưởng đến đặc điểm khí hậu:. Hướng nghiêng chung của địa hình là hướng tây bắc – đông nam, thấp dần ra biển nên các khối khí di chuyển qua biển có thể dễ dàng xâm nhập vào sâu trong nội địa, đem lại cho vùng nội địa lượng mưa lớn, độ ẩm cao.. Hướng nghiêng chung cùng hướng các khối khí qua biển đã làm cho biển tác động sâu sắc đến phần đất liền, khiến tính lục địa của các địa phương không biểu hiện rõ nét. Khí hậu nước ta mang đặc tính khí hậu hải dương điều hòa, bớt khắc nghiệt.
4. Hướng núi cùng hướng các loại gió thịnh hành ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phân hóa khí hậu:. Hướng tây bắc – đông nam của dãy Hoàng Liên Sơn có tác dụng ngăn gió mùa Đông Bắc xâm nhập sâu vào phía tây, khiến cho những đợt không khí lạnh yếu vào đầu mùa và cuối mùa không tác động nhiều đến phía tây. (@Địa lí thầy Tùng) Vì vậy, mùa đông ở Tây Bắc ngắn, đến muộn và kết thúc sớm, ấm hơn mùa đông ở vùng núi Đông Bắc.. Hướng tây bắc – đông nam của dãy Trường Sơn:+ Đầu mùa hạ: Có tác dụng chắn gió tây nam từ vịnh Ben-gan thổi đến, tạo ra gió phơn khô nóng, nhiệt độ cao, lượng mưa ít ở Bắc Trung Bộ và phần nam khu vực Tây Bắc.+ Thời kì thu – đông: Dãy Trường Sơn đón các loại gió đông bắc di chuyển qua biển, đem lại lượng mưa lớn ở sườn đón gió là Trung Bộ, khiến Trung Bộ có mưa lớn trong thời gian này.. Hướng vòng cung của các cánh cung Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều:+ Mùa đông: Tạo thành hành lang “hút gió mùa Đông Bắc”, tạo điều kiện gió mùa Đông Bắc xâm nhập sâu vào vùng núi và đồng bằng Bắc Bộ, gây ra một mùa đông lạnh, nhiều tháng nhiệt độ hạ thấp dưới 20 độ C.+ Mùa hạ: Cánh cung Đông Triều đón gió đông nam từ biển thổi vào gây mưa lớn cho ven biển Quảng Ninh, song lại gây khô hạn cho khu vực khuất gió (Cao Bằng – Lạng Sơn).. Hướng vòng cung của cánh cung Trường Sơn Nam song song với hướng gió ở duyên hải khiến cho nhiều địa phương có lượng mưa rất thấp (Ninh Thuận, Bình Thuận có lượng mưa dưới 800 mm).. Ngoài ra, hướng núi tây – đông của dãy Hoành Sơn, Bạch Mã ngăn ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc tác động sâu xuống phía nam, làm tăng cường sự phân hóa bắc – nam của khí hậu nước ta:+ Dãy Hoành Sơn góp phần tạo ra sự phân hóa nhiệt độ giữa hai sườn núi trong mùa đông: phía bắc dãy Hoành Sơn có nhiệt độ thấp (từ 14 – 18 độ C), từ Hoành Sơn vào Bạch Mã cao hơn (từ 18 – 20 độ C).+ Dãy Bạch Mã là giới hạn mà gió mùa Đông Bắc bị chặn lại gần như hoàn toàn, khiến phần lãnh thổ phía Nam có nền nhiệt độ cao hơn phần lãnh thổ phía Bắc.___________Bài viết được thực hiện bởi Phòng Chuyên môn – Địa lí thầy Tùng.Dương Phương
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp