Những bước đầu tiên
Thập niên 1950, Liên Xô và Cộng hòa Liên bang Đức (tức Tây Đức) thiết lập quan hệ thương mại, ký một thỏa thuận về doanh thu và thanh toán thương mại. Tuy nhiên, sáng kiến này vấp phải nhiều trở ngại. Về mặt chính trị, sự lâu bền của quan hệ này đã được thử thách qua các cuộc khủng hoảng trong quan hệ Đông – Tây, bao gồm chính sách đối ngoại cứng rắn của Liên Xô cũng như thái độ thù địch của một bộ phận lãnh đạo Tây Đức đối với Moscow. Từ quan điểm thực tiễn, các công ty Tây Đức phải đương đầu với bệnh quan liêu và sự thiếu linh hoạt cố hữu trong nền kinh tế kế hoạch của Liên Xô.
Bạn đang xem: Dầu khí làm nồng ấm quan hệ Liên Xô – Tây Đức như thế nào?
Tuy nhiên, xét tổng thể, Moscow nhìn nhận các doanh nghiệp Tây Đức theo hướng dẫn có lợi cho họ, đánh giá cao “tính khẩn trương và tỉ mỉ” của các công ty này, như nhận định của cựu Giám đốc Viện nghiên cứu phương Đông và quốc tế ở Cologne, Heinrich Vogel, trong một bài viết có nhan đề “Hòa giải thông qua thương mại – các công ty Đức ở Nga, 1950-1990”.
Liên Xô chủ yếu cung cấp nguyên liệu thô cho Đức, như than đá, gỗ, bông và dầu. Về mặt này, Khủng hoảng kênh đào Suez 1956 (trong đó các nước phương Tây bị ép tìm các nguồn nhiên liệu thay thế nguồn từ Trung Đông) lại có lợi cho Liên Xô.
Ngược lại, Tây Đức bán cho Liên Xô máy công cụ, gang, và các sản phẩm thép, bao gồm các ống dẫn mà Liên Xô đang lắp đặt để vận chuyển nhiên liệu cho các nước trong khối xã hội chủ nghĩa. Các hợp đồng cung cấp ống dẫn ký với các hãng lớn của Tây Đức (như Mannesmann, Phoenix-Rhein Ruhr, Krupp, Siemens, Thyssen…) đều trị giá nhiều triệu USD.
Năm 1963, hợp tác này bị ngừng lại do áp lực cực lớn từ Mỹ. Chiến tranh Lạnh khi đó đang tăng tốc và cuộc Khủng hoảng tên lửa Cuba đã xảy ra đúng thời điểm đó, đẩy thế giới đến bên bờ vực chiến tranh hạt nhân. Quyết định ngừng hợp tác (do Thủ tướng Tây Đức Konrad Adenauer lựa chọn) đồng nghĩa với việc các công ty Đức chịu tổn thất vô cùng lớn. Quyết định đó đã dẫn tới mối quan hệ lạnh giá giữa các doanh nghiệp và liên minh cầm quyền CDU/CSU tại Đức.
Xem thêm : Kim loại dẫn điện tốt vì?
Thỏa thuận thế kỷ
Vào ngày 1/2/1970, một thỏa thuận lịch sử được ký ở Essen, Đức. Đây được xem là thỏa thuận thế kỷ, “đổi khí đốt lấy đường ống”. Theo đó, Tây Đức sẽ cung cấp cho Liên Xô trang thiết bị để xây một đường ống tới Tây Âu để đổi lấy khí đốt từ các mỏ khí mới được phát hiện ở Tây Siberia. Các hãng trong hợp đồng bên phía Đức là Mannesmann và Ruhrgas. Hãng đầu sản xuất ống dẫn khí, còn hãng sau bán khí đốt ở Tây Đức. Ngân hàng Đức Deutsche Bank cung cấp gói tín dụng 1,2 tỷ DM cho thỏa thuận này. Việc phân phối gas bắt đầu 3 năm sau đó.
Sự kiện trên đánh dấu khởi động hợp tác năng lượng giữa Đức và Liên Xô. Hợp tác đó có ý nghĩa lớn hơn nữa sau khi nổ ra cuộc Chiến tranh Yom Kippur giữa Israel và liên minh các quốc gia Arab vào tháng 10/1973. Xung đột này có hậu quả nghiêm trọng đối với phương Tây khi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ Arab (OAPEC) quyết định cấm xuất khẩu sang các nước ủng hộ Israel. Xung đột ở Trung Đông đã dẫn tới các thay đổi căn bản trong chính sách năng lượng, không chỉ ở Tây Đức mà còn ở các nước Tây Âu khác. Một cách giảm lệ thuộc dầu mỏ Trung Đông là tăng mua dầu khí từ Liên Xô.
Hai quốc gia này đã thể hiện quyết tâm hợp tác chính trị thông qua việc ký kết một hiệp ước có tầm quan trọng chính trị nữa, đó là Hiệp ước Moscow vào ngày 12/8/1970 – đây là kết quả đầu tiên của chính sách Neue Ostpolitik (Chính sách phương Đông mới) của thủ tướng Đức khi đó, Willy Brandt. Thủ tướng Brandt và nhà lãnh đạo Xô viết Leonid Brezhnev bày tỏ cam kết theo đuổi mục tiêu hòa hoãn và duy trì hòa bình thế giới. Văn bản này là bà đỡ cho việc thiết lập quan hệ láng giềng và hợp tác giữa Tây Đức và Liên Xô, đồng thời cũng đặt nền tảng cho các hiệp định và thỏa thuận sau đó dẫn tới việc tái thống nhất nước Đức.
Đàm phán bí mật
Năm 1979, ngay trước Giáng sinh, một hội nghị mật được tổ chức tại tòa nhà Gosplan (tức Ủy ban Kế hoạch nhà nước của Liên Xô) cận kề Quảng trường Đỏ. Một bên là 3 lãnh đạo ngân hàng Đức và một bên là Nikolay Baybakov, Chủ tịch của Gosplan – cơ quan trọng yếu xây dựng kế hoạch và giám sát phát triển kinh tế Liên Xô.
Baybakov nói: “Tôi tin rằng họ sẽ không bao giờ tìm ra những gì tôi đang chỉ cho các ngài xem”. Baybakov vừa nói vừa chỉ lên một tấm bản đồ châu Âu và Á.
Xem thêm : Các nhân tố cơ bản của thị trường là
Một trong những người Đức tham gia cuộc họp nhớ rằng ở phía dưới của bản đồ có một dấu với dòng chữ: “Tối mật. Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Liên Xô”.
Nhân chứng này kể: “Trên bản đó đó có sơ đồ chi tiết về mở rộng khí đốt – yếu tố then chốt trong chương trình hợp tác hòa bình. Điều gắn vào trí nhớ chúng tôi là các đường ống chạy từ bán đảo Yamal ở Tây Siberia tới Uzhgorod ở Tây Ukraine, và chúng tôi có thể thấy ý nghĩa chính trị tương lai của hệ thống đường ống này”.
Những gì được đề xuất là một dự án đường ống khí đốt thứ 2. Người ta đã thảo luận khoản tín dụng lên tới 10 tỷ DM – mức cao chưa từng thấy trong quan hệ quốc tế đến thời điểm đó. Các bên tham gia cuộc họp gồm các hãng Đức là Mannesmann, Ruhrgas và Deutsche Bank. Không một phiên dịch viên nào được phép tham dự các cuộc đàm phán sơ bộ tại Ban trung tâm của Deutsche Bank ở Düsseldorf do mức độ tối mật của vấn đề này.
Ban đầu đám phán diễn ra nhanh chóng. Nhưng tình hình quốc tế lúc ấy một lần nữa cản trở triển vọng hợp tác. Vào thời kỳ chuyển giao giữa thập niên 1970 và thập niên 1980, thế đối đầu giữa khối Đông và Tây lại lên cao trào: Liên Xô đưa quân vào Afghanistan, còn nước Mỹ dưới thời Tổng thống Reagan theo đuổi đường lối đối ngoại cứng rắn hơn nữa với Liên Xô.
Quan điểm cứng rắn của Washington và nỗ lực của họ áp cấm vận lên việc cung cấp thiết bị xây đường ống dẫn khí đã trở thành trở lực chính trong việc triển khai dự án nói trên. Các nước châu Âu là bên cung cấp thiết bị cho Liên Xô trong dự án này và họ không ủng hộ quan điểm cứng rắn của Mỹ, từ chối tuân theo các hạn chế của Mỹ. Bất chấp các chỉ trích, các cuộc đàm phán mật trước đó được đưa ra công khai và chính thức, dự án tiếp tục tiến bước. Thành công này nhờ phần lớn vào việc ngân hàng Deutsche Bank của Đức đã mở một văn phòng ở thủ đô Moscow từ tận tháng 3/1973.
Sau một cuộc đối đầu giữa một bên là Thủ tướng Đức Schmidt và người kế vị Kohl với một bên là Tổng thống Mỹ Reagan, dự án bị thu nhỏ quy mô nhưng vẫn được triển khai. Năm 1989, đường ống khí đốt Yamburg đi vào hoạt động.
Cho đến tận năm 1990, Tây Đức vẫn chiếm vị trí số 1 trong thương mại của Liên Xô với các nước tư bản./.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp