Đến giữa thế kỷ XIX, thực dân Anh đã hoàn thành xâm lược và đặt ách cai trị ở Ấn Độ khiến cho đời sống nhân dân khó khăn. Vậy sự thành lập đảng quốc đại có ý nghĩa gì?
Câu hỏi:
Bạn đang xem: Sự thành lập Đảng Quốc Đại có ý nghĩa?
Sự thành lập Đảng Quốc Đại có ý nghĩa?
A. Đánh dấu sự thắng lợi của giai cấp tư sản Ấn Độ trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc
B. Đánh dấu một giai đoạn mới – giai đoạn giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên vũ đài chính trị
C. Đánh dấu bước ngoặt phong trào đấu tranh chống thực dân Anh đòi độc lập dân tộc ở Ấn Độ
Xem thêm : Lọ hoa trên bàn thờ đặt bên trái hay bên phải mới đúng?
D. Đánh dấu bước phát triển vượt bậc trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Ấn Độ.
Đáp án đúng B.
Sự thành lập Đảng Quốc Đại có ý nghĩa là đánh dấu một giai đoạn mới – giai đoạn giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên vũ đài chính trị, Đảng Quốc đại chủ trương đấu tranh ôn hoà để đòi hỏi chính phủ thực dân tiến hành cải cách và không tán thành phương pháp đấu tranh bằng vũ lực.
Lý giải vì sao chọn đáp án B là đúng:
Tình hình kinh tế, xã hội Ấn Độ nửa đầu thế kỉ XIX:
– Từ đầu thế kỉ XVII chế độ phong kiến Ấn Độ suy yếu do sự tranh giành quyền lực giữa các chúa, các nước phương Tây chủ yếu Anh – Pháp đua nhau xâm lược.
– Giữa thế kỉ XIX, Anh hoàn thành xâm lược và đặt ách cai trị Ấn Độ.
Xem thêm : Tổng hợp các cách định dạng ngày tháng trong Excel đơn giản dễ hiểu nhất
– Hậu quả của các chính sách cai trị của thực dân Anh lên Ấn Độ là làm cho nền kinh tế giảm sút, kiệt quệ và đời sống nhân dân vô cùng cực khổ.
– Từ giữa thế kỉ XIX, giai cấp tư sản và tầng lớp trí thức Ấn Độ đã dần dần đóng vai trò quan trọng.
– Tư sản Ấn Độ muốn được tự do phát triển kinh tế và đòi hỏi được tham gia chính quyền, nhưng bị thực dân Anh kìm hãm.
– Cuối năm 1885, Đảng Quốc dân đại hội (Đảng Quốc đại) thành lập. Đó là chính Đảng đầu tiên của của giai cấp tư sản Ấn Độ. Nó đánh dấu một giai đoạn mới, giai đoạn giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên đài chính trị.
– Trong 20 năm đầu (1885-1905), Đảng Quốc đại chủ trương đấu tranh ôn hoà để đòi hỏi chính phủ thực dân tiến hành cải cách và không tán thành phương pháp đấu tranh bằng vũ lực.
– Do thái độ thỏa hiệp của những người cầm đầu và chính sách 2 mặt của chính quyền Anh, nội bộ Đảng Quốc đại bị phân hóa thành 2 phái: ôn hòa và phái cực đoan (kiên quyết chống Anh do Ti-lắc đứng đầu)
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp