Phương thức sản xuất là gì? Các phương thức sản xuất phổ biến

Lực lượng sản xuất là gì?

Lực lượng sản xuất (LLSX) được định nghĩa là sự kết hợp giữa người lao động và tư liệu sản xuất.

Tư liệu sản xuất đầu tiên và quan trọng nhất là công cụ lao động để có thể tạo ra của cải vật chất cho cuộc sống. Cụ thể hơn, kết cấu của lực lượng sản xuất bao gồm:

  • Lực lượng lao động.
  • Tư liệu sản xuất:
    • Công cụ lao động.
    • Khoa học – kỹ thuật.
    • Đối tượng lao động: Nguyên liệu vật liệu, đất đai, tài nguyên,…
    • Phương tiện lao động: Cầu cống, đường xá, kho, …

Quan hệ sản xuất là gì?

Quan hệ sản xuất (QHSX) chính là mối liên hệ giữa con người với nhau trong quá trình tạo ra của cải vật chất. Quan hệ sản xuất bao gồm những yếu tố sau:

  • Quan hệ trong sở hữu tư liệu sản xuất.
  • Quan hệ phân phối thành phẩm.
  • Quan hệ quản lý sản xuất.

Các mối quan hệ này có tác dụng phân chia các loại tài sản đã được sản xuất trong xã hội. Việc này thường được đưa ra trong những hình thức luật lệ và quan hệ giai cấp trong xã hội.

Quan hệ sản xuất do con người tạo ra và là một hình thức xã hội. Tuy nhiên, quan hệ này lại không chịu sự chi phối của con người mà hình thành khách quan trong quá trình sản xuất. Vì vậy, có thể nói quan hệ sản xuất là vật chất dưới hình thức xã hội.

>>>> Tìm Hiểu Thêm Về: Chi phí sản xuất chung là gì? Cách phân bổ và hạch toán chi phí sản xuất chung

Quan hệ giữa Lực lượng sản xuất và Quan hệ sản xuất và sự ảnh hưởng đến Phương thức sản xuất

Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất: Vật chất luôn không ngừng phát triển. Sự phát triển này bắt đầu từ sự biến đổi và tiến bộ của lực lượng sản xuất mà đại diện đầu tiên là công cụ lao động.

Trình độ của lực lượng sản xuất là điểm đánh dấu sự phát triển của lực lượng này. Lực lượng sản xuất được thể hiện bằng trình độ chinh phục tự nhiên của con người trong các giai đoạn lịch sử. Trình độ này thể hiện ở công cụ, kỹ năng lao động, kinh nghiệm của con người.

rong suốt tiến trình lịch sử loài người, trình độ lao động đã phát triển từ tính chất cá nhân hóa trở thành xã hội hóa. Sự phát triển này khi đến một mức độ nhất định sẽ làm cho quan hệ sản xuất không còn phù hợp. Lúc này, quan hệ sản xuất có thể kìm hãm lực lượng SX phát triển.

Sự kìm hãm này có thể dẫn đến việc thúc đẩy việc hình thành một quan hệ sản xuất mới. Điều này đồng nghĩa với việc phương thức sản xuất mới ra đời thay thế cho cái cũ hơn.

Quan hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng SX: Khi quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ LLSX thì sẽ trở thành động lực thúc đẩy trình độ này phát triển. Ngược lại, QHSX sẽ kìm hãm sự phát triển của LLSX. Lúc đó, QHSX mới sẽ ra đời cho phù hợp với LLSX, thay thế cho quan hệ sản xuất cũ. Từ đó QHSX lại tiếp tục thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.