Sữa bột pha rồi để được bao lâu?

Có những lúc, bạn pha sữa bột nhiều hơn so với mức con bạn uống, nhưng không biết sữa đã pha rồi có để được lâu và cách bảo quản nó như thế nào? Cùng xem nhé!

Một số thông tin cơ bản về sữa bột

Sữa bột là một loại sản phẩm được làm bằng sữa tươi. Nhưng sau quá trình xử lí cho bốc hơi để thành dạng khô, sữa được nghiền nhỏ thành bột.

Sữa ở dạng này nhằm phục vụ cho việc bảo quản, tích trữ, sử dụng và di chuyển dễ dàng hơn và sử dụng được lâu hơn so với sữa tươi dạng lỏng.

Sữa được sản xuất để phục vụ cho người lớn và trẻ nhỏ. Tùy theo độ tuổi, quy trình và thành phần sữa sẽ khác nhau nhưng sẽ khá tương tự như thành phần trong sữa mẹ.

Một số loại sữa bột được nhà sản xuất bỏ thêm hoặc lượt bớt một số chất dinh dưỡng theo mục đích của người dùng được gọi là sữa công thức.

Một số thông tin cơ bản về sữa bột

Sữa bột pha rồi để được bao lâu?

Khi bú mẹ, bé được thưởng thức dòng sữa nóng chảy ra từ trong vú mẹ.

Trẻ bú sữa bột cũng vậy, cũng cần một bình sữa pha theo tỷ lệ và nhiệt độ chuẩn.

Tuy nhiên, có những lúc bạn phải ra ngoài hoặc trẻ không bú hết sữa bình bạn cần phải ủ sữa cho lần măm măm tiếp theo của bé.

Trong trường hợp sữa của bé uống dở, bạn chỉ có thể bảo quản trong vòng 1 giờ đồng hồ. Vì vi khuẩn lúc này đã xâm nhập sữa thông qua nước bọt của bé.

Lúc này, hâm nóng hay làm lạnh sữa vẫn không thể diệt được hết các vi khuẩn trong sữa đã pha.

Tuy nhiên, khi sữa đã để quá 2 giờ, bạn không nên cho trẻ uống lại sữa dư để đảm bảo an toàn sức khỏe cho trẻ.

Lượng sữa dư nên được đổ đi hoặc người thân có thể uống hết để tránh các bệnh nguy hiểm cho trẻ như viêm màng não, nhiễm trùng máu,…

Điều tốt nhất là các mẹ nên theo dõi kỹ lượng sữa tiêu chuẩn cần dùng dựa trên lý thuyết chung và sự háo ăn của trẻ mình để có thể pha được lượng sữa vừa đủ cho một lần dùng.