Cập nhật vào 20/07
- Chế độ fan của điều hòa là gì? Cách bật/tắt chế độ của điều hòa
- Vì sao năm Mão của Việt Nam là mèo, ở Trung Quốc, Hàn Quốc là thỏ?
- Trị thâm mắt bằng nha đam: Bật mí 3 cách cực đơn giản tại nhà
- Bầu ăn rau muống được không? Có bị suy giãn tĩnh mạch không?
- Thịt bắp chân giò làm món gì ngon? 9 món ngon lạ miệng
Nhiều người làm sữa chua hay bị kết tủa, nước và sữa chua tách riêng. Tại sao lại bị như vậy và cách khắc phục như thế nào?
1. Nguyên nhân làm sữa chua bị kết tủa
Sữa chua là món ăn vặt có lợi cho sức khỏe có thể tự làm tại nhà. Nhiều người không thành công, lỗi phổ biến nhất là bị kết tủa, phần nước và sữa tách riêng. Một số nguyên nhân như sau:
Bạn đang xem: Nguyên nhân khiến sữa chua bị kết tủa và cách khắc phục
Nhiệt độ men ủ không đảm bảo
Sữa chua bị tách nước có thể do chất men bạn sử dụng để ủ sữa chua: men cái để quá lâu, sử dụng sữa chua cũ,… Điều này khiến men không đủ chua, sữa không đông.
Mặt khác, có thể di quá trinh ủ men, nhiệt độ quá lạnh hoặc quá nóng cũng khiến sữa chua không lên men được và gây tình trạng tách nước. Nhiệt độ lạnh chắc chắn không lên men được, nhiệt độ nóng quá cũng làm hạn chế hoạt động của các lợi khuẩn và cũng không lên men.
Khuấy sữa chua không đều hoặc quá mạnh
Khi trộn sữa và sữa chua làm men với nhau, nếu bạn trộn không đều tay cũng gây ra tình trạng kết tủa nhanh. Nguyên nhân là do trong sữa chua có thành phần axit khiên sữa bị kết tủa.
Chất lượng sữa không tốt khiến sữa chua kết tủa
Trong quá trình làm sữa chua, có thể bạn đã vô tình chọn phải loại sữa có chất lượng không tốt. Thực tế, quá trình chọn sữa làm sữa chua là vô cùng quan trọng,chất lượng sữa ảnh hưởng nhiều đến quá trình lên men. Thêm vào đó trong sữa có nhiều lượng kháng sinh cao cũng sẽ khiến sữa chua bị kết tủa.
Nhiệt độ ủ sữa quá cao gây chết men
Nhiệt độ ủ sữa cũng ảnh hưởng đến quá trình lên men. Cụ thế là bạn không duy trì mức nhiệt từ 40-44 độ C trong quá trình ủ cũng là nguyên nhân căn bản khiến sữa chua bị tách nước.
Dụng cụ làm sữa chua chưa được vệ sinh sạch sẽ
Xem thêm : Treatment dưỡng da sau khi wax lông đúng cách
Cách làm sữa chua khá đơn giản, tuy nhiên nếu không tuân thủ đúng quy chuẩn cần thiết thì tỷ lệ thành công sẽ không cao. Đồng nghĩa với việc, xảy ra cách hiện tượng không đáng có như: Sữa chua bị nhớt, sữa chua có vị bột hoặc nhám, sữa chua không đông.
Dụng cụ làm sữa chua chưa được vệ sinh sạch sẽ cũng khiến tỷ lệ thành công không cao. Đây là 1 trong Những lưu ý bạn cần biết khi làm sữa chua.
2. Cách khắc phục sữa chua bị tách nước
Một số cách khắc phục hiện tượng này như sau:
- Vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ dùng để làm sữa và khay/cốc đựng sữa chua
- Sữa chua dùng để ủ để làm men cần ở nhiệt độ bình thường, chuyển về trạng thái lỏng chứ không đông cứng như để trong tủ lạnh.
- Khi trộn sữa và sữa chua làm men thật nhẹ nhàng.
- Duy trì nhiệt độ ủ từ 40 – 44 độ C ít nhất khoảng 4 giờ.
- Nếu nhà bạn có lò vi sóng thì hãy tận dụng nó, chỉ cần ủ sữa chua trong lò vi sóng 1,5h-2h rồi chỉnh nhiệt một lần, không nên ủ qua đêm bạn sẽ khó điều chỉnh nhiệt độ hơn.
- Nếu không có lò vi sóng thì bạn có thể dùng thùng xốp có bố trí bóng đèn để ủ sữa chua, sau 3-4h thành quả của bạn sẽ là những hũ sữa chua đông thơm ngon.
3. Bảo quản sữa chua lâu hơn
Quá trình lên men của sữa khiến cho sữa chua chua hơn, muốn quá trình này chậm lại và giữ cho sữa chua được lâu hơn cần bảo quản lạnh. Nếu giữ sữa chua trong tủ lạnh có thể dùng được trong vòng từ 2-3 tuần, còn nếu làm men cái thì trong khoảng 1 tuần.
4. Một số cách kết hợp sữa chua
Ngoài việc ăn sữa chua thông thường, bạn có thể kết hợp với các nguyên liệu khác để tạo nên món ăn lạ miệng và ngon hơn.
Sữa chua trái cây
Đây là cách kết hợp đơn giản nhất và được nhiều người yêu thích. Bạn có thể trộng sữa chua vơi bất kỳ loại hoa quả nào mà bạn thích, thêm chút đá xay. Vậy là bạn đã có một món đồ uống giải khát ngày hè ngon tuyệt. Cốc sữa chua dâu tây đầy đặn, mát lịm sẽ là một thức uống giải nhiệt rất tốt cho ngày hè. Vị của dâu tây không chát, ngon, giòn hòa quyện cùng sữa chua thơm mịn.
Tuy nhiên, bạn không nên kết hợp sữa chua với các loại trái cây cáo vị chua như chanh, cam,.. vì chúng đều chứa nhiều axit, không tốt cho hệ tiêu hóa. Nhất là những bạn bị bệnh dạ dày.
Sữa chua nếp cẩm
Đây là món ăn vặt khoái khẩu của rất nhiều người. Bạn chỉ cần mua gạo nếp cảm về nấu giống như nấu cơm, khi chín trộn với sữa chua và đường là được món ăn vô cùng hấp dẫn. Vị ngọt, dẻo, thơm của nếp cẩm kết hợp với vị thơm mát của sữa chua khiến ai cũng thích mê.
Sữa chua đậu đỏ
Món quà ngọt ngào này không quá cầu kỳ vẫn có sức hút với nhiều người. Chỉ đơn giản là sữa chua kết hợp với đậu đỏ ninh nhừ, thơm bùi gây nghiện. Muốn ăn món này chuẩn vị, thực khách nên trộn đều với đậu đỏ, sữa chua rồi xúc ăn kèm.
Sữa chua thạch lá nếp
Sữa chua thạch lá nếp ngay từ khi xuất hiện đã trở thành món ăn thu hút các tín đồ ẩm thực Hà Thành. Xúc thìa sữa chua lên miệng, cảm nhận rõ hương vị lá nếp thơm lừng, trân châu giòn dai hoà quyện cùng vị ngọt thanh của sữa chua chắc hẳn là món ăn mà bạn không nên bỏ qua trong mùa hè.
Sữa chua biến hóa cùng bánh, ngũ cốc
Ngũ cốc kết hợp cùng sữa chua là lựa chọn hoàn hảo cho bữa sáng đơn giản mà giàu năng lượng. Bạn chọn loại ngũ cốc ăn liền (corn flake) theo hương vị yêu thích. Khi ăn kèm hai thứ, cảm giác khô và giòn tan của ngũ cốc hòa vào sự mịn màng của sữa chua tạo nên nét tương phản thú vị.
Bạn cũng có thể ăn kèm sữa chua với một số loại bánh như bánh chuối đốt rượu hoặc chuối pan cake, bánh táo, bánh khoai lang, bánh cà phê mật ong,… Các loại bánh này phải được nướng nóng, giòn. Tưới đều sữa chua lên mặt bánh hoặc để bên cạnh ăn chung. Sự giòn tan, béo ngậy của bánh kết hợp với nét thanh mát của sữa chua làm nên sức cuốn hút của hương và vị. Sự kết hợp này sẽ là chất xúc tác tuyệt vời cho những câu chuyện khi bạn bè ngồi chơi hay những lúc gia đình quây quần bên nhau.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp