LƯỢNG GIÁ TRỊ CỦA HÀNG HÓA

c) Lượng giá trị và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa

  1. Lượng giá trị của hàng hóa
  • Khái niệm: lượng lao động hao phí để sản xuất ra hàng hóa đó quyết định.

  • Lượng lao động hao phí được đo bằng thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa.

  • Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian đồi hỏi để sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó trong những điều kiện bình thường của xã hội với trình độ thành thạo trung bình, cường độ lao động trung bình.

  • Giá trị hàng hóa được cấu thành bởi hao phí lao động quá khứ (nhiên liệu, vật liệu, máy móc, thiết bị nhà xưởng;…) và hao phí lao động mới kết tinh thêm.

  1. Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa:
  • Một là, Năng suất lao động.

 Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động, được tính bằng số lượng sản phấm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hay số lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. – Năng suất lao động tăng lên có ý nghĩa là cũng trong một thời gian lao động, nhưng khối lượng hàng hóa sản xuất ra tăng lên làm cho thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra một đơn vị hàng hóa giảm xuống. Do đó, khi năng suất lao động tăng lên thì giá trị của một đơn vị hàng hóa sẽ giảm xuống và ngược lại. Tức là, giá trị của hàng hóa tỷ lệ nghịch với năng suất lao động. – Năng suất lao động phụ thuộc vào các yếu tố:

 Trình độ khéo léo trung bình của người lao động  Mức độ phát triển của khoa học và trình độ áp dụng khoa học vào quy trình công nghệ  Quy mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất  Sự kết hợp xã hội cần thiết của qúa trình sản xuất  Các điều kiện tự nhiên.

  • Cường độ lao động: Là mức độ khẩn trương, tích cực của hoạt động lao động trong sản xuất.
  • Tăng năng suất lao động và tăng cường độ lao động tác động khác nhau đối với lượng giá trị hàng hóa.
  • Giống: Số lượng hàng hóa tăng lên trong cùng 1 đơn bị thời gian lao động.

  • Khác

Tăng năng suất lao động Tăng cường độ lao động

Lao động giản đơn là lao động không đòi hỏi có quá trình đào tạo một cách hệ thống, chuyên sâu về chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ cũng có thể thao tác được.

Lao động phức tạp là lao động đòi hỏi phải được đào tạo, huấn luyện thành lao động chuyên môn lành nghề mới có thể tiến hành được.

Trong cùng một đơn vị thời gian lao động như nhau, lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn so với lao động giản đơn. Lao động phức tạp là lao động giản đơn được nhân bội lên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Giáo trình Kinh tế chính trị Mac – Lenin, NXB Chính Trị Quốc Gia Sự Thật, trang 42-46.