a – Khái niệm
Hoán dụ là một biện pháp tu từ từ vựng dùng các tên sự vật, sự việc, các hiện tượng này để chỉ hoặc gọi tên các sự vật, sự việc, hiện tượng khác dựa trên các mối quan hệ tương cận, gần gũi, nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt của câu thơ, câu văn.
Bạn đang xem: Biện pháp tu từ hoán dụ là gì?
Nói một cách đơn giản thì phép tu từ hoán dụ dùng vế A để liên tưởng đến vế B và hai vế này có mối quan hệ về nghĩa hoặc cùng một từ loại. Không có nghĩa ngầm định giữa bất kỳ vế nào như phép ẩn dụ.
b – Tác dụng của phép hoán dụ
- Hoán dụ có tác dụng chính là giúp tăng sức gợi hình, gợi cảm, tăng sự diễn đạt cho tác phẩm.
- Đối với người viết thì biện pháp hoán dụ giúp tác giả có thể so sánh những hình ảnh đối lập nhau một cách tinh tế để giúp nội dung tác phẩm độc đáo và tạo sự diễn đạt tốt hơn.
- Đối với người nghe thì phép hoán dụ giúp tăng sức hấp dẫn cho người đọc, người nghe.
c – Ví dụ phép hoán dụ
Biện pháp hoán dụ thường được sử dụng nhiều trong các tác phẩm thơ, trong các câu tục ngữ, ca dao và ít xuất hiện trong các tác phẩm văn xuôi.
Ví dụ 1: Thà rằng ăn bát cơm rau – Còn hơn cá thịt nói nhau nặng lời. Cặp từ sử dụng phép hoán dụ trong câu ca dao trên là “cơm rau – cá thịt” có nghĩa là thà rằng ăn uống đơn giản, khổ cực nhưng thỏa mái về tinh thần hơn là ăn uống đầy đủ nhưng tâm trạng không vui vẻ, hạnh phúc.
Ví dụ 2: Anh ấy là tay đấm số một Việt Nam. Từ hoán dụ là “tay đấm” muốn nói đến anh ấy là một vận động viên chơi môn thể thao quyền anh.
Phân loại các kiểu hoán dụ trong tiếng Việt
Trong ngữ pháp tiếng Việt thì biện pháp hoán dụ được chia thành 4 loại gồm: phép hoán dụ lấy cái bộ phận để gọi cái toàn thể, lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật, lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng và phép hoán dụ lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.
1 – Phép hoán dụ lấy cái bộ phận để chỉ cái toàn thể
Biện pháp hoán dụ này có nghĩa là lấy những từ ngữ, các thuật ngữ mô tả một bộ phận,một vị trí để chỉ cái tổng thể, cái toàn thể.
Ví dụ phép hoán dụ lấy cái bộ phận để chỉ cái toàn thể
Ví dụ 1: Đầu xanh có tội tình chi – Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi. Trong ví dụ này ta có 2 cặp từ hoán dụ là “đầu xanh, má hồng”, đây là hai bộ phận trên cơ thể người. Đầu xanh chỉ những người còn trẻ như thanh niên, thiếu nhi, thiếu niên, còn má hồng là chỉ những cô gái đang tuổi thanh xuân và có nhan sắc.
Ví dụ 2: Anh ấy là chân sút có hiệu suất ghi bàn nhiều nhất đội bóng. Từ hoán dụ là “chân sút” chân sút là chỉ một cầu thủ đá bóng.
2 – Phép hoán dụ lấy vật chứa đựng chỉ vật bị chứa đựng
Xem thêm : Dấu hiệu cá bảy màu sắp đẻ, cách nuôi cá bảy màu sinh sản
Các vật chứa đựng và chị chứa đựng này có mối quan hệ tương đồng nhau về nghĩa.
Ví dụ biện pháp hoán dụ lấy vật chứa đựng chỉ vật bị chứa đựng
Ví dụ 1: Vì sao trái đất nặng ân tình – Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh. Từ hoán dụ là “trái đất” trong đó trái đất là vật chứa đựng, chúng ta có thể hiểu trái đất chứa đựng con người trên khắp thế giới có cả người Việt Nam. Còn vật bị chứa đựng là người dân Việt Nam, ý câu thơ trên là miêu tả sự yêu thương của người dân Việt với chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ví dụ 2: Thầy giáo bước vào lớp, cả lớp đứng dậy chào. Từ hoán dụ là “cả lớp” ta thấy cả lớp = tất cả các học sinh trong lớp và cả lớp là vật chứa đựng còn các em học sinh là vật bị chứa đựng.
Ví dụ 3: Anh ấy về thì cả nhà đã ngủ. Từ hoán dụ là “cả nhà” và cả nhà = tất cả những người sống trong nhà và cả nhà là vật chứa đựng còn những người sống trong nhà là vật bị chứa đựng.
3 – Phép hoán dụ lấy dấu hiệu của sự vật để gọi tên sự vật
Những dấu hiệu này là những đặc điểm đặc trưng cho một sự vật, sự việc nào đó.
Ví dụ biện pháp hoán dụ lấy dấu hiệu của sự vật để gọi tên sự vật
Ví dụ 1: Ngày Huế đổ máu – Chú Hà Nội về. Từ hoán dụ là “đổ máu” đổ máu là dấu hiệu của sự chiến tranh, sự chiến đấu, nên đổ máu ( dấu hiệu ) = > Chiến tranh ( sự vật ).
Ví dụ 2: Áo chàm đưa buổi phân ly – Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay. Từ hoán dụ là “áo chàm” là dấu hiệu đặc trưng của người dân vùng Việt Bắc.
4 – Phép hoán dụ lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng
Ví dụ: Một cây làm chẳng nên non – Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. Các từ hoán dụ dụ là “một cây, ba cây” cái cụ thể là một cây – sự đơn lẻ, ba cây – sự đoàn kết. Ý nghĩa câu tục ngữ này muốn thành công thì chúng ta phải đoàn kết, chung lòng, chung sức với nhau.
So sánh hoán dụ và ẩn dụ
Giữa hai phép tu từ này có nhiều điểm tương đồng nhau vì vậy chúng ta khó phân biệt được đâu là phép ẩn dụ, đâu là phép hoán dụ nếu như không phân tích kỹ nghĩa của các từ trong câu. Giữa hai phép tu từ này có một vài điểm khác nhau gồm:
Điểm giống nhau:
- Đều là chuyển đổi tên gọi của sự vật dựa vào sự liên tưởng.
- Đều gọi tên sự vật này bằng tên của sự vật khác.
- Đều có tác dụng tăng sức gợi hình, gợi cảm cho diễn đạt.
Điểm khác nhau
Xem thêm : 6 kiểu tóc mullet layer hợp mọi khuôn mặt cho nữ
Hai phép ẩn dụ và hoán dụ khác nhau về sự liên tưởng trong đó ẩn dụ dựa trên mối quan hệ tương đồng ( có nghĩa giống nhau ) còn phép hoán dụ dựa trên mối quan hệ tương cận ( nghĩa gần gũi nhau).
Cụ thể là phép ẩn dụ dựa vào sự liên tưởng tương đồng, có thể hai sự vật, hiện tượng đó dù không liên quan với nhau nhưng dù sao chúng cũng có điểm giống nhau.
Còn hoán dụ là dựa vào sự liên tưởng gần gũi giữa sự vật, hiện tượng có mối liên quan trực tiếp với nhau.
Bài tập hoán dụ
Bài tập 1: Hãy chỉ ra biện pháp hoán dụ trong các câu thơ sau và cho biết mối quan hệ giữa các sự vật trong mỗi phép hoán dụ này
a ) Làng xóm ta xưa kia lam lũ quanh năm mà vẫn đói rách. Làng xóm ta ngay nay bốn mùa nhộn nhịp cảnh làm ăn tập thể.
b ) Sài Gòn thức đêm đêm theo Hà Nội – Nghe thủ đô đập giữa tim mình.
Đáp án bài tập 1:
Câu a: Hai cụm từ được hoán dụ trong câu trên là “làng xóm, đói rách” trong đó làng xóm ( vật chứa đựng ) – > người nông dân ( vật bị chứa đựng ) và đói rách ( dấu hiệu ) – > cuộc sống nghèo khó ( sự vật ).
Câu b: Là kiểu hoán dụ lấy vật chứa đựng để chỉ vật bị chứa đựng và từ hoán dụ là “thủ đô”.
Bài tập 2: Từ “mồ hôi” trong ví dụ sau được dùng để hoán dụ cho sự vật gì? “Mồ hôi mà đổ xuống đồng – Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương”
Đáp án bài tập 2:
Từ mồ hôi dùng để chỉ quá trình lao động nặng nhọc, vất vả của người nông dân khi lao động trên cánh đồng.
Kết luận: Đây là toàn bộ kiến thức về biện pháp hoán dụ mà các em cần nắm vững và phân biệt được với phép tu từ ẩn dụ nha.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp