Hải Dương thu hút mạnh mẽ đầu tư trực tiếp nước ngoài
11 tháng đầu năm 2023, tình hình thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) trên địa bàn tỉnh Hải Dương đạt được những kết quả đáng khích lệ với tổng vốn thu hút đạt 1.104,6 triệu USD, tăng gấp 3 lần so với so với cùng kỳ năm 2022, trong đó:
Cấp mới cho 75 dự án với số vốn đăng ký 958,5 triệu USD (25 dự án ngoài KCN với tổng vốn đầu tư 37,4 triệu USD và 50 dự án trong KCN với tổng vốn đầu tư là 921,11 triệu USD). Trong đó, có 3 dự án cấp mới có số vốn quy mô lớn, tập trung chủ yếu trong các KCN như: Dự án Nhà máy sản xuất công nghệ Bief Crystal, 260 triệu USD của Sigapore đầu tư trong KCN An Phát 1; Dự án văn phòng phẩm Deli của Trung Quốc vốn 270 triệu USD đầu tư trong KCN Đại An mở rộng; Nhà máy sản xuất tấm tế bào quang điện mặt trời Boviet, 120 triệu USD đầu tư trong KCN Cộng Hòa, Chí Linh.
Điều chỉnh tăng vốn cho 34 lượt dự án, với số vốn tăng thêm 140,4 triệu USD (6 dự án ngoài KCN vốn tăng 10,9 triệu USD; 28 dự án trong KCN vốn tăng 129,5 triệu USD); 13 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài vào các doanh nghiệp trong nước với tổng giá trị góp vốn 5,7 triệu USD.
Đến nay trên địa bàn tỉnh Hải Dương có 535 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực, với tổng vốn 10.144 triệu USD đến từ 27 quốc gia và vùng lãnh thổ (trong KCN 285 dự án, số vốn 5.959 triệu USD; ngoài KCN 250 dự án, số vốn 4.185 triệu USD).
Với những cố gắng nỗ lực, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị tỉnh Hải Dương đã tạo một môi trường thu hút đầu tư thông thoáng, cởi mở “Mở cửa chào đón các nhà đầu tư” của lãnh đạo tỉnh Hải Dương. Những kết quả trên đã ghi nhận những tín hiệu tích cực trong thu hút đầu tư FDI vào tỉnh Hải Dương trong 11 tháng đầu năm 2023. Thực tế cho thấy, sau dịch bệnh covid-19, bên cạnh thuận lợi do nền kinh tế đang phục hồi, kinh tế thế giới vẫn còn nhiều biến động (về chính trị và suy thoái kinh tế) đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động thu hút đầu tư và phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Tuy nhiên, với những cố gắng nỗ lực vượt bậc của các cấp chính quyền tỉnh Hải Dương, cùng với môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, cởi mở của tỉnh Hải Dương đã tạo được sức hấp dẫn lớn đối với các nhà đầu tư FDI, được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm, tin tưởng và quyết định lựa chọn là điểm đến đầu tư tin cậy.
Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh
Trao đổi với phóng viên Tạp chí Kinh tế và Dự báo, ông Lê Hồng Diên, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương cho biết, trong thời gian tới, Hải Dương xác định tiếp tục tăng cường đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để tạo lực đẩy quan trọng thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào Tỉnh. Theo đó, tỉnh Hải Dương đã xây dựng các giải pháp xúc tiến và thu hút đầu tư trọng tâm vào các nhiệm vụ then chốt sau:
Một là, rà soát hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, cải cách thủ tục hành chính
Thực hiện tốt việc công bố công khai các quy hoạch, kế hoạch, các cơ chế, chính sách, quy định của Tỉnh; tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, nhà đầu tư tìm hiểu, nghiên cứu, đề xuất và triển khai thực hiện đầu tư, sản xuất kinh doanh trên địa bàn Tỉnh.
Xem thêm : Bảo hiểm xã hội bắt buộc là gì? Đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc?
Tiếp tục rà soát các văn bản pháp luật đã ban hành để hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật của Tỉnh, hủy bỏ những văn bản không còn phù hợp; xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đảm bảo tính thống nhất, minh bạch, dễ tiếp cận, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững. Rà soát, xây dựng danh mục kêu gọi đầu tư phù hợp với quy hoạch, định hướng phát triển ngành, lĩnh vực, địa bàn. Ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ sạch, giá trị tăng cao, kết nối chuỗi giá trị, thân thiện môi trường tạo động lực phát triển ngành lĩnh vực đảm bảo phát triển kinh tế bền vững.
Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư nước ngoài, qua đó tăng thêm sức hấp dẫn của môi trường đầu tư tại địa bàn Tỉnh. Phối hợp xây dựng các tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư phù hợp với quy hoạch và định hướng phát triển ngành, địa phương.
Xây dựng quy chế phối kết hợp giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan nhằm tạo sự thống nhất, thuận tiện, nhanh gọn khi giải quyết thủ tục sau cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (thủ tục giao đất, cho thuê đất, thủ tục cấp giấy phép xây dựng, thủ tục về môi trường và các điều kiện đầu tư kinh doanh cho doanh nghiệp).
Tổ chức các buổi gặp gỡ, đối thoại, tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài; xử lý dứt điểm, kịp thời các khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án đang thực hiện.
Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là các dịch vụ cung cấp các thông tin về thị trường, tìm kiếm đối tác kinh doanh, thông tin về lao động và các dịch vụ hỗ trợ việc làm; hỗ trợ kinh phí đào tạo đội ngũ công nhân có trình độ tay nghề cao đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp; hỗ trợ tư vấn các vấn đề pháp lý và hỗ trợ thực hiện các thủ tục hành chính trong các lĩnh vực như thuê đất, giải phóng mặt bằng, xuất nhập khẩu, hải quan.
Hai là, đổi mới nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư
Để nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư trong thời gian tới, tiếp tục đẩy nhanh tiến độ triển khai lập Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, làm cơ sở để xây dựng các tiêu chí ưu tiên thu hút các dự án đầu tư phù hợp với định hướng phát triển của Tỉnh. Đặc biệt, Tỉnh xác định tập trung thực hiện quy hoạch vùng công nghiệp động lực, phát triển các KCN chuyên biệt công nghệ cao, dịch vụ và sinh thái, tạo thành vùng công nghiệp trọng điểm Đồng bằng sông Hồng để thu hút các dự án đầu tư lớn, công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường.
Huy động tối đa các nguồn lực để đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội đồng bộ, hiện đại phục vụ xúc tiến, thu hút đầu tư. Đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hạ tầng các KCN Đại An mở rộng (GĐ2), Tân Trường mở rộng, Phúc Điền mở rộng, Kim Thành, Gia Lộc và các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tạo quỹ đất thu hút các dự án đầu tư.
Đa dạng hóa các hoạt động và phương thức xúc tiến đầu tư. Theo đó, xúc tiến đầu tư theo hướng chuyên nghiệp, trọng tâm, trọng điểm, bám sát nhu cầu và thực tế của Tỉnh, tập trung xúc tiến đầu tư các đối tác chiến lược. Trong đó, chú trọng đến các ngành, dự án có giá trị gia tăng lớn, thân thiện với môi trường và có tính lan tỏa cao để tạo sức hút cho các nhà đầu tư, đối tác liên quan khác. Đồng thời chú trọng xúc tiến đầu tư tại chỗ với những dự án hợp tác thành công cụ thể.
Tăng cường liên kết với các trung tâm xúc tiến đầu tư trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các hiệp hội, tổ chức quốc gia và quốc tế có uy tín lớn trong và ngoài nước, cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước, các tổ chức xúc tiến đầu tư của nước ngoài tại Việt Nam để tham gia, tổ chức xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư, đồng thời để phù hợp với tình hình dịch bệnh tham gia chương trình xúc tiến đầu tư trực tuyến.
Tăng cường phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí có uy tín của Trung ương và địa phương quảng bá hình ảnh địa phương, giới thiệu cơ hội đầu tư, tiềm năng hợp tác phát triển kinh tế của Tỉnh.
Xem thêm : Bài 5: Động vật nguyên sinh – dem vi sinh lamela
Đổi mới, cập nhật và nâng cao chất lượng các tài liệu, ấn phẩm, video tuyên truyền đầu tư trên địa bàn Tỉnh để tạo sức hấp dẫn cho nhà đầu tư nước ngoài.
Ba là, tăng cường quản lý, giám sát đầu tư
Đánh giá dự án đầu tư từ khâu thẩm định, phê duyệt dự án, xem xét kỹ các yếu tố công nghệ, môi trường, quốc phòng an ninh, đặc biệt lưu ý phải sử dụng tiết kiệm nguồn lực đất đai, từ đó kịp thời phát hiện ngăn chặn và xử các vi phạm.
Tập trung thúc đẩy nhanh việc giải ngân vốn đăng ký của các dự án đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính, về giải phóng mặt bằng, bàn giao đất cho nhà đầu tư…; thường xuyên giám sát, đôn đốc các dự án thực hiện việc triển khai dự án sau cấp phép, đề xuất xử lý các dự án gây ô nhiễm môi trường, sử dụng đất không hiệu quả, không thực hiện đúng cam kết, vi phạm các quy định về đầu tư, xây dựng và các vấn đề có liên quan, không để khiếu kiện, tranh chấp xảy ra.
Thường xuyên theo dõi, nắm bắt kịp thời tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh; thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển phục hồi sản sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp. Kịp thời thực hiện các cơ chế, chính sách về thuế, tín dụng, ngân hàng… cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, đặc biệt là các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch.
Thực hiện nghiêm các quy định về đảm bảo an ninh, quốc phòng trong quá trình đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp nước ngoài góp vốn mua cổ phần, sát nhập mua lại doanh nghiệp nhất là lĩnh vực đầu tư có điều kiện; thực hiện phòng ngừa, đấu tranh âm mưu, hoạt động của các tổ chức nước ngoài lợi dụng hoàn thiện thể chế chính sách đầu tư núp bóng, xâm phạm an ninh kinh tế, xã hội.
Bốn là, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Rà soát, thực hiện cơ cấu lại hệ thống các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn Tỉnh theo nguyên tắc gắn quy mô, cơ cấu ngành nghề đào tạo với nhu cầu của các doanh nghiệp. Chú trọng đào tạo một số ngành công nghiệp như: cơ khí, điện tử, sản xuất vật liệu xây dựng mới, du lịch, khách sạn, thương mại… Xây dựng chiến lược đào tạo nguồn nhân lực trình độ quản lý, kỹ thuật và tay nghề cao. Chủ động kết nối với Tổng cục dạy nghề để có sự hỗ trợ và huy động nguồn nhân lực từ các trường nghề ở các khu vực khác đáp ứng đơn hàng của doanh nghiệp./.
Nhà máy sumidenso trong KCN Đại An, tỉnh Hải Dương
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp