QMI Education – Trong bài viết trước, chúng ta đã tìm hiểu các kiến thức cơ bản của biện pháp tu từ so sánh, trong bài viết này hãy cùng thực hành về biện pháp tu từ này nhé!
Tham khảo bài viết trước tại đây.
Bạn đang xem: Tin chung
BÀI TẬP
BÀI TẬP 1
Tìm phép so sánh trong đoạn trích sau đây, nêu rõ tác dụng của phép so sánh đó :
“Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận”.
(Đoàn Giỏi)
BÀI TẬP 2
Em hãy trình bày tác dụng của các phép so sánh trong đoạn thơ dưới đây của Tố Hữu :
Ta đi tới, trên đường ta bước tiếp
Xem thêm : [HOT] Lịch chiếu One Piece Film Red tại Việt Nam
Rắn như thép, vững như đồng
Đội ngũ tơ trùng trùng điệp điệp
Cao như núi, dài như sông
Chí ta lớn như biển Đông trước mặt
GỢI Ý TRẢ LỜI
BÀI TẬP 1
a) Đoạn trích trên có ba phép so sánh, dấu hiệu của các phép so sánh là từ như.
b) Tác dụng làm cho đoạn văn có hình ảnh cụ thể, gợi cảm, nhờ có phép so sánh để kích thích trí tưởng tượng mà sông nước Cà Mau hiện lên trong óc ta như một bức tranh trước mặt với đầy đủ các hình ảnh trên bờ, dưới nước.
BÀI TẬP 2
So sánh: “Rắn như thép, vững như đồng”; “Cao như núi, dài như sông”, “Chí ta lớn như biển Đông trước mặt”
Các phép so sánh được đưa ra liên tiếp làm cho sự việc vừa cụ thể vừa sinh động. So sánh giữa cái trừu tượng với sự vật cụ thể, hình ảnh làm chuẩn so sánh vừa cứng rắn, Vừa hùng vĩ, do đó lôi cuốn và tạo niềm tin cho mọi người.
Xem thêm : Cách huỷ đơn hàng trên Shopee khi chờ xác nhận, khi đang giao
Để biết thêm thông tin, xin liên hệ:
QMI EDUCATION
->>> Đăng ký tư vấn
Inbox: m.me/YeutiengViet154
Tel: 024 3869 1999
Hotline: 0914 154 668
Mail: tuvanqmi@outlook.com
Address: số 14 TrungYên 3, Cầu Giấy, Hà Nội
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp