Đối tượng điều chỉnh của luật quốc tế

Trong nền kinh tế hội nhập kinh tế quốc tế toàn cầu, cần thiết có khuôn khổ pháp luật điều chỉnh những vấn đề liên quan đến quốc tế. Tại Việt Nam, Luật quốc tế là hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh vấn đề này. Vậy Luật quốc tế có đối tượng điều chỉnh là gì? Bài viết dưới đây của Công ty Luật ACC sẽ cung cấp thông tin về Đối tượng điều chỉnh của luật quốc tế. Mời các bạn tham khảo.

Đối tượng điều chỉnh của luật quốc tế
Đối tượng điều chỉnh của luật quốc tế

1. Luật quốc tế là gì?

Luật quốc tế là một hệ thống những nguyên tắc, những qui phạm pháp luật, các cơ sở pháp lý được các quốc gia trên thế giới và các chủ thể khác tham gia quan hệ pháp luật quốc tế cùng xây dựng trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng, thông qua những cuộc bình luận và thương lượng, nhằm điều chỉnh mối quan hệ trên nhiều mặt khác nhau (chủ yếu là quan hệ chính trị) giữa các chủ thể của Luật quốc tế với nhau (trước hết và chủ yếu là các quốc gia) và lúc cần thiết sẽ được bảo đảm thực hiện bằng những biện pháp cưỡng chế cá thể hoặc tập thể do chính các chủ thể của Luật quốc tế qui định và thi hành, và bằng sức đấu tranh của nhân dân, dư luận tiến bộ thế giới.

Thông thường thì người ta sử dụng hoặc biết đến thuật ngữ luật quốc tế còn thuật ngữ công pháp quốc tế chỉ dùng để nhấn mạnh sự khác biệt cơ bản của nó với tư pháp quốc tế. Những điểm khác nhau trong nội dung chính của công pháp quốc tế và tư pháp quốc tế sẽ được trình bày trong giáo trình tư phápquốc tế. Ngoài những thuật ngữ kể trên, còn có những thuật ngữ chuyên ngành như đây: Luật quốc tế chung, Luật quốc tế khu vực, Luật quốc tế hiện đại…

2. Đối tượng điều chỉnh của luật quốc tế

Đối tượng điều chỉnh của Luật quốc tế thực chất chính là các quan hệ nhiều mặt phát sinh trong đời sống quốc tế nhưng chủ yếu là các quan hệ chính trị hoặc các khía cạnh chính trị.

Quan hệ do Luật quốc tế điều chỉnh chính là quan hệ giữa các quốc gia hoặc các thực thể quốc tế khác, cụ thể như các tổ chức quốc tế liên quốc gia, các dân tộc đang đấu tranh giành độc lập nảy sinh trong các lĩnh vực (chính trị, kinh tế, xã hội…) của đời sống quốc tế.

Quan hệ do Luật quốc tế điều chỉnh cũng khác với các quan hệ do luật quốc gia điều chỉnh, quan hệ thuộc phạm vi tác động của Luật quốc tế là quan hệ mang tính liên quốc gia, liên chính phủ, phát sinh trong bất kì lĩnh vực nào của đời sống quốc tế.

Những quan hệ đó đều đòi hỏi phải được điều chỉnh bằng những quy phạm của Luật quốc tế.

Như vậy, ta nhận thấy rằng, quan hệ liên quốc gia,(liên chính phủ) giữa các quốc gia và các thực thể Luật quốc tế khác phát sinh trong mọi lĩnh vực cụ thể như chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… và nó cũng sẽ được điều chỉnh bằng Luật quốc tế gọi là quan hệ pháp luật quốc tế.

3. Vai trò của Luật quốc tế

Luật quốc tế hiện đại có những vai trò chủ yếu như sau:

– Luật quốc tế là công cụ pháp lý quan trọng nhằm duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, loại trừ nguy cơ chiến tranh hạt nhân.

– Luật quốc tế được sử dụng như công cụ pháp lý đảm bảo quyền và lợi ích của mỗi quốc gia trong quan hệ quốc tế.

– Luật quốc tế là công cụ phối hợp hành động giữa các quốc gia cùng giải quyết những vấn đề chung toàn cầu.

– Luật quốc tế ghi nhận chuẩn mực Pháp lý về quyền con người, đồng thời là công cụ của cộng đồng quốc tế bảo vệ quyền con người.

– Luật quốc tế là công cụ pháp lý giải quyết các tranh chấp phát sinh trong sinh hoạt quốc tế của các chủ thế Luật quốc tế.

– Luật quốc tế được nhìn nhận như những chuẩn mực công lý, công bằng đánh giá sự phải trái, “đúng” “sai” liên quan đến hành vi các quốc gia trong quan hệ quốc.

4. Đặc trưng của luật quốc tế

Luật quốc tế hiện đại có những đặc điểm cơ bản như sau:

– Luật quốc tế được xây dựng trên cơ sở thỏa thuận thể hiện ý chí của các chủ thể. Thông qua quá trình thỏa thuận, các quốc gia đã soạn thỏa các điều ước quốc tế, thiết lập những quy tắc của luật quốc tế trong những lĩnh vực nhất định. Những quy tắc này chỉ có hiệu lực nếu có sự chấp thuận của các quốc gia. Bằng việc ký kết, phê chuẩn, phê duyệt điều ước quốc tế, các quốc gia cam kết thực hiện các quy phạm pháp luật quốc tế và chịu sự ràng buộc của các quy phạm đó.

– Luật quốc tế không có hệ thống cơ quan tư pháp như trong pháp luật quốc gia. Theo quy định của luật quốc tế, Tòa án chỉ có thẩm quyền xét xử nếu được sự chấp nhận thẩm quyền của các quốc gia thành viên.

– Luật quốc tế có hệ thống chế tài đa dạng, phong phú. Trước đây xuất phát từ sự so sánh những điểm khác biệt giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia, nhiều người cho rằng luật quốc tế không có chế tài. Tuy nhiên những quan điểm này không chuẩn xác. Trên thực tế luật quốc tế có cơ chế đảm bảo thi hành và hệ thống chế tài đặc thù rất đa dạng.

– Về chủ thể:

  • Quốc gia: chủ thể chủ yếu
  • Tổ chức quốc tế liên chính phủ: chủ thể hạn chế
  • Các dân tộc đang đấu tranh giành độc lập: chủ thể đặc biệt

– Đối tượng điều chỉnh: quan hệ quan hệ chính trị hoặc khía cạnh chính trị của các quan hệ kinh tế, xã hội, văn hóa… phát sinh trong quan hệ lên quốc gia giữa các quốc gia và thực thể quốc tế khác.

– Nguồn của Luật quốc tế: chủ yếu là điều ước quốc tế và tập quán quốc tế; nguồn bổ trợ (án lệ, nghị quyết, học thuyết…)

– Trình tự xây dựng quy phạm: do chính các chủ thể thỏa thuận ban hành trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng. Không có cơ quan nào ở trên các chủ thế ban hành để ấn định các quyền và nghĩa vụ trong Điều ước quốc tế để làm cơ sở thi hành.

– Biện pháp cưỡng chế: Không có một cơ quan nào đứng trên các chủ thể Luật quốc tế có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế mà trong từng trường hợp cụ thể, các biện pháp này do chính các chủ thể thực hiện hay thông qua đấu tranh hay thông qua dư luận.

– Về bản chất: Luật quốc tế hiện đại thể hiện sự thỏa hiệp về lợi ích của các quốc gia tham gia quan hệ quốc tế trên cơ sở tương quan lực lượng giữa các quốc gia, các giai cấp cầm quyền của quốc gia trong quá trình vừa hợp tác, vừa đấu tranh với nhau.

Trên đây là tất cả thông tin về Đối tượng điều chỉnh của luật quốc tế mà Công ty Luật ACC cung cấp tới các bạn đọc giả. Nếu các bạn đọc giả còn có bất kỳ thắc mắc hay góp ý nào liên quan đến bài viết hoặc những vấn đề pháp lý khác hãy liên hệ với Công ty Luật ACC để nhận được sự hỗ trợ từ đội ngũ luật sư và các tác giả. Chúng tôi luôn sẵn lòng giải đáp thắc mắc của các bạn đọc. Trân trọng!