Biện pháp tu từ được sử dụng phổ biến trong cả văn nói và văn viết của người Việt Nam. Vậy biện pháp tu từ là gì? Tiếng Việt có bao nhiêu biện pháp tu từ? Hãy chọn và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong một bài ca dao.

Biện pháp tu từ là gì?

Biện pháp tu từ là cách sử dụng ngôn từ đặc biệt ở một đơn vị ngôn ngữ như (từ, câu văn, đoạn văn, văn bản) trong một ngữ cảnh nhất định nhằm tăng sức gợi hình, gợi tả trong cách diễn đạt, qua đó tạo ấn tượng với người đọc về hình ảnh, câu chuyện, cảm xúc của tác phẩm đó.

Các loại biện pháp tu từ

Trong tiếng Việt có 9 biện pháp tu từ, đó là:

Thứ nhất: Biện pháp tu từ so sánh

Đây là biện pháp tu từ dùng sự vật, sự việc này đối chiếu với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng nhằm tăng thêm sức gợi hình, gợi tả trong cách biểu đạt.

Ví dụ: Mặt trời đỏ rực như một quả cầu lửa khổng lồ trên bầu trời

Thứ hai: Biện pháp tu từ nhân hóa

Nhân hoá là biện pháp tu từ mà trong đó đồ vật, cảnh vật, hiện tượng được miêu tả thông qua những từ ngữ được sử dụng cho con người, giúp những vật vô tri vô giác trở nên có hồn và sống động hơn như con người.

Ví dụ: Những con đường uốn lượn mềm mại như những dải lụa vắt qua ngôi làng

Thứ ba: Biện pháp tu từ hoán dụ

Là biện pháp tu từ mà sự vật, hiện tượng, khái niệm này được gọi bằng sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó để tăng thêm sức gợi hình, gợi tả cho sự vật được diễn đạt.

Biện pháp hoán dụ có tác dụng tăng thêm sức gợi hình, gợi cảm cho việc mô tả sự vật, sự việc được nhắc đến trong thơ ca, văn học.

Ví dụ: Kẻ đầu bạc tiễn người đầu xanh → Hình ảnh “kẻ đầu bạc” chỉ những người lớn tuổi với mái tóc bạc, còn hình ảnh “người đầu xanh” để chỉ những người trẻ tuổi.

Thứ tư: Biện pháp tu từ nói quá

Nói quá là cách nói phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của một sự vật, sự việc hay hiện tượng có thật trong thực tế. Chúng ta cần hiểu rõ rằng nói quá không phải là nói khoác, hai khái niệm này là hoàn toàn riêng biệt nhưng thường xuyên bị nhầm lẫn với nhau. Nói quá chỉ đơn giản là phóng đại sự việc ở mức độ lớn hơn nhưng vẫn đúng với sự thật, còn nói khoác là nói sai hoàn toàn sự thật.

Ví dụ: Trời hôm nay nóng như đổ lửa.

“Nóng như đổ lửa” là câu nói quá nhằm diễn tả cái nóng quá mức của thời tiết

Thứ năm: Biện pháp tu từ nói giảm nói tránh

Đây là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển để diễn tả một sự vật, hiện tượng với mục đích tránh gây cảm giác đau buồn, nặng nề, thô tục, bất lịch sự. Trong các câu có dùng các từ ngữ diễn đạt tế nhị, tinh tế thì có nghĩa là câu đó được dùng biện pháp nói giảm, nói tránh.

Ví dụ: Bà ngoại của em đã ra đi được một thời gian rồi nhưng cả gia đình vẫn cảm nhận được tình thương của bà ở quanh đây.

“Đã ra đi” là cụm từ để thay thế cho từ đã mất, giúp tránh được cảm giác đau buồn khi nhắc về sự mất mát.

Thứ sáu: Biện pháp tu từ ẩn dụ

Ẩn dụ là biện pháp gọi tên các sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nhau nhằm tăng thêm sức gợi hình, gợi cảm.

Ví dụ: Ánh nắng giòn tan bao quanh cả khu vườn → “Ánh nắng giòn tan” ý chỉ cảm giác nắng to làm khô cong mọi vật

Hiện nay có 4 loại ẩn dụ được sử dụng phổ biến gồm: ẩn dụ hình thức, ẩn dụ cách thức, ẩn dụ phẩm chất, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.

Thứ bảy: Biện pháp tu từ điệp từ

Điệp từ là biện pháp tu từ trong văn học để diễn tả việc lặp đi lặp lại của một từ hoặc một cụm từ nhằm nhấn mạnh, liệt kê, khẳng định,… để làm nổi bật lên vấn đề muốn nhắc đến. Các dạng điệp từ thường được sử dụng hiện nay gồm: điệp từ cách quãng, điệp từ nối tiếp, điệp từ chuyển tiếp.

Ví dụ: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết”

Thứ tám: Biện pháp tu từ liệt kê

Liệt kê là biện pháp sắp xếp nhiều từ, cụm từ khác nhau để diễn tả một hành động, sự vật, sự việc, có thể thông qua cách dùng từ đồng âm hoặc không nhưng cần có chung một ý nghĩa. Mục đích của biện pháp tu từ liệt kê là để diễn tả các khía cạnh, tư tưởng, tình cảm được đầy đủ, rõ nét nhất đến người đọc, người nghe. Đây là biện pháp tu từ thường được sử dụng để làm tăng mức độ hiệu quả của biểu đạt chứ không phải lặp đi lặp lại một cách dài dòng, lê thê. Do đó chúng ta cần lưu ý để tránh nhầm lẫn trong cách sử dụng.

Ví dụ: Để di chuyển đến Hà Nội, bạn có thể sử dụng nhiều phương tiện khác nhau như ô tô, xe máy, tàu hoả, máy bay,….

Thứ chín: Biện pháp tu từ tương phản

Tương phản là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ đối lập, trái ngược nhau để làm nổi bật sự vật, sự việc, hiện tượng được nhắc đến, qua đó làm tăng hiệu quả diễn đạt.

Ví dụ: “Bán anh em xa mua láng giềng gần”

“Bán – Mua” là cặp từ tương phản được sử dụng

Hãy chọn và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong một bài ca dao

Câu ca dao:

Yêu nhau như thể tay chân Anh em hòa thuận hai thân vui vầy

Phép so sánh:

Yêu nhau – tay chân (tình anh em – tay chân)

– Tác dụng: Phép so sánh những hình ảnh gần gũi, dễ hiểu khiến cho người đọc dễ hình dung được ý nghĩa của câu ca dao muốn nhấn mạnh về tình cảm anh em trong gia đình rất thiêng liêng, quý báu. TÌnh cảm ấy gắn bó mật thiết với nhau như thể tay chân – đều là bộ phận gắn liền với cơ thể con người, đều cần thiết và quan trọng, nếu tách rời thì sẽ rất đau đớn, khó khăn.

Trên đây là nội dung bài viết Hãy chọn và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong một bài ca dao, cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.