Hà thủ ô đỏ có tác dụng gì?

Theo đông y, củ hà thủ ô đặc biệt hà thủ ô đỏ có vị đắng ngọt, chát, và có tính hơi ôn. Vị đắng của hà thủ ô liên quan đến lạnh, còn vị chát của hà thủ ô liên quan đến táo sáp khi đó mới có thể dẫn đến đại tiện đi nhiều lần, phân vừa táo vừa nát. Và các chuyên gia cho rằng tình trạng này xảy ra do tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, hà thủ ô sử dụng trong đông y sẽ thường được chế biến sẵn.

Hà thủ ô đỏ được rửa sạch và cạo sạch vỏ bên ngoài. Sau đó, đem hà thủ ô đi ngâm với nước gạo trong khoảng thời gian 24 giờ. Tiếp theo, mang hà thủ ô đi thái miếng đồng thời loại bỏ lõi đi, và sử dụng hà thủ ô này chưng cách thuỷ với nước đậu đen theo hàm lượng cứ 1kg hà thủ ô sẽ chưng với khoảng 100 – 300 gam đậu đen. Chưng liên tục và nước nấu trong nồi được chưng tới 9 lần thì được xem tốt nhất. Quá trình chưng thực chất giúp làm giảm bớt độc tính, tăng sức bổ và đưa thuốc vào thận dễ dàng hơn.

Theo tây y thành phần các hợp chất trong hà thủ ô sống thường bao gồm: 7,68% tanin; 0,259% dẫn chất antraqinon tự do; 0,805% các antraglycozid. Hà thủ ô sau khi được chế biến theo cách trên, thì thành phần dược liệu còn lại bao gồm: 3,8% tanin; 0,113% dẫn chất antraqinon tự do; 0,25% các antraglycozid và nhiều hợp chất khác.

Hà thủ ô đỏ có tác dụng gì? Hợp chất tanin trong hà thủ ô có tác dụng giúp săn se, cố sáp, cầm tiêu chảy, còn hợp chất antraglycosid có tác dụng nhuận tràng, thông tiện, thường được dùng với những trường hợp bệnh nhân bị táo bón kinh niên. Tuy nhiên, khi sử dụng hà thủ ô cần phải được hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng sử dụng cũng như cách sử dụng để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.