Hành vi mua của người tiêu dùng có thể nói là một trong những yếu tố quan trọng nhất và không thể tách rời trong quá trình xây dựng các chiến lược tiếp thị của mọi doanh nghiệp. Vậy hành vi mua của người tiêu dùng là gì? Điều gì đã ảnh hưởng đến các hành vi đó? Các câu hỏi trên cùng những ví dụ về hành vi mua của người tiêu dùng sẽ được MISA AMIS giải đáp thông qua bài biết này.
- Giỗ tổ Hùng Vương là ngày nào? Giỗ tổ Hùng Vương 2024 là ngày mấy? Nguồn gốc và ý nghĩa
- Trị mụn bằng thuốc 7 màu có thể gây hậu quả khôn lường
- Hỏng da, lão hoá sớm vì rượu thuốc trị mụn đang bày bán tràn lan trên mạng
- Lãi suất tiền gửi 100 triệu được tính thế nào?
- Giấy thông hành đi Trung Quốc – Du lịch Trung Quốc không cần visa
I. Khái niệm về hành vi mua của người tiêu dùng
Hành vi mua người tiêu dùng là toàn bộ các hành động, trạng thái của khách hàng diễn ra trong quá trình mua hàng. Hành vi mua của người tiêu dùng bao gồm các tác động vật lý (chạm, nắm,…), cảm xúc (thích thú, khó chịu,…), suy nghĩ (cân nhắc về giá cả/ tính năng,…).
Bạn đang xem: Những điều cần biết và các ví dụ về hành vi mua của người tiêu dùng
Việc hiểu rõ hành vi người tiêu dùng sẽ giúp doanh nghiệp định hướng được các phương án, chiến lược tiếp thị và bán hàng cần được thực hiện. Qua đó giúp các doanh nghiệp nâng cao trải nghiệm khách hàng của họ, đồng thời các chiến dịch truyền thông, quảng bá thương hiệu cũng dễ dàng tiếp cận thị trường hơn.
? Tải Ebook: Thấu hiểu khách hàng trên từng điểm chạm TẠI ĐÂY
II. Một vài ví dụ về hành vi mua của người tiêu dùng
Hành vi mua của người tiêu dùng thường được thể hiện rõ theo 4 nhóm sau:
1. Hành vi mua đa dạng chủng loại hàng
Khách hàng thuộc nhóm hành vi mua này là những khách hàng đang trong quá trình tìm kiếm sản phẩm phù hợp nhất, thỏa mãn được nhu cầu của họ thông qua việc liên tục mua dùng thử các loại sản phẩm khác nhau từ nhiều thương hiệu.
Ví dụ dễ dàng thấy nhất trong cuộc sống thường ngày là các mặt hàng về xà phòng, dầu gội. Đa số người tiêu dùng thường mua và sở hữu nhiều loại xà phòng từ các hãng khác nhau, và thường sử dụng đồng thời nhiều loại trong cùng một khoảng thời gian liền nhau.
Điều này không có nghĩa là những khách hàng sở hữu hành vi mua này kém trung thành với một doanh nghiệp cố định. Nhóm hành vi mua này thể hiện khách hàng có xu hướng trải nghiệm, khám phá những điều mới mẻ. Điều đó khiến cho chỉ một sản phẩm không thể làm thỏa mãn họ, đồng thời sự hứng thú đối với sản phẩm của những khách hàng đó chỉ diễn ra trong khoảng thời gian ngắn.
Các doanh nghiệp có thể tận dụng điều này bằng cách đưa ra thị trường nhiều mã sản phẩm cùng mục đích, với các chức năng khác nhau. Điều này giúp các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh với các thương hiệu khác trên thị trường.
? Tải Ebook: Thấu hiểu khách hàng trên từng điểm chạm TẠI ĐÂY
2. Hành vi mua hàng phức tạp
Hành vi mua hàng phức tạp thường diễn ra khi khách hàng chưa hoặc có ít thông tin, hiểu biết về mặt hàng. Khách hàng trong nhóm hành vi mua này thường là những người đang trong quá trình tìm hiểu sản phẩm, khám phá các tính năng, cân nhắc giá cả,…
Hành vi mua này thường xuyên xảy nhất ra trong các ngành hàng công nghệ, kỹ thuật điện tử, đặc biệt đối với khách hàng trung niên, cao tuổi. Họ thường dành rất nhiều thời gian cho việc tìm hiểu, so sánh tính năng, tiện ích, giá cả giữa nhiều món hàng, và chỉ quyết định mua sau khi các vấn đề lo ngại của họ đã được đảm bảo.
Do vậy, các doanh nghiệp có thể gia tăng khả năng bán được hàng thông qua việc xây dựng đội ngũ tiếp thị, nhân viên hỗ trợ, chăm sóc khách hàng, giúp tác động vào tâm lý của khách hàng trong việc đưa ra quyết định mua hàng. Đồng thời, các chiến chính sách khuyến khích khách hàng đưa ra các phản hồi, đánh giá trên mạng xã hội có hiệu quả lớn đối với nhóm hành vi mua này, do khách hàng thuộc nhóm này thường sẽ dành nhiều thời gian đọc các đánh giá, bình luận, phản hồi của các người tiêu dùng khác trên mạng trước khi ghé thăm cửa hàng.
? Tải Ebook: Thấu hiểu khách hàng trên từng điểm chạm TẠI ĐÂY
3. Hành vi mua hàng chấp nhận thỏa hiệp
Hành vi mua hàng chấp nhận thỏa hiệp là hành vi xảy ra khi khách hàng không thấy được điểm khác biệt làm cơ sở lựa chọn giữa các mặt hàng trong cùng một phân khúc, hoặc khi sự lựa chọn của khách hàng không có nhiều.
Xem thêm : Từ Hà Nội đi Lạng Sơn bao nhiêu km, đi đường nào nhanh, gần?
Các ví dụ điển hình nhất về khách hàng có hành vi mua thỏa hiệp là trong ngành dịch vụ (du lịch, bảo hiểm, y tế,…). Đặc trưng của ngành hàng này là các sản phẩm hầu hết đều phi vật chất, khiến cho khách hàng chỉ có thể hình dung được mà không được kiểm tra, thử trực tiếp. Điều này dễ khiến khách hàng mất phương hướng, khó khăn khi đưa ra quyết định mua hàng.
Do đó, các doanh nghiệp có thể khai thác nhóm hành vi khách hàng này bằng cách đưa ra các ưu đãi, tiện ích cụ thể. Khách hàng trong nhóm này thường có xu hướng lựa chọn theo mức độ thuận tiện (gần nơi sinh sống, có vận chuyển, hỗ trợ,…). Điều đó khiến cho các chính sách hậu mãi phát huy tối đa tiềm năng, giúp gia tăng khả năng bán hàng của doanh nghiệp.
? Tải Ebook: Thấu hiểu khách hàng trên từng điểm chạm TẠI ĐÂY
4. Hành vi mua hàng theo thói quen bản thân
Hành vi mua hàng theo thói quen thường diễn ra khi khách hàng đã có kiến thức, quen với sản phẩm thương hiệu. Khách hàng trong nhóm này thường có xu hướng tái chọn lựa các sản phẩm mà họ đã từng sử dụng, hoặc có cùng thương hiệu với sản phẩm đó. Họ thường không cần mất quá nhiều thời gian để lựa chọn, cũng như không cần nhiều đến sự giúp đỡ của nhân viên tư vấn.
Các mặt hàng nhu yếu phẩm sử dụng thường ngày chính là ví dụ dễ dàng nhận thấy nhất về hành vi mua này. Điển hình như kem đánh răng, thực phẩm, đồ ăn vặt, gia vị,… thường sẽ không khiến khách hàng mất quá nhiều thời gian chọn lựa, hay phải nghiên cứu trước khi quyết định mua, mà sẽ được quyết định dựa trên nhu cầu, sở thích nhất thời, dựa trên thói quen mua hàng mà họ đã thực hiện trước đó.
Các doanh nghiệp có thể tạo ra nhu cầu, sở thích nhất thời trong tâm trí khách hàng bằng cách đưa ra các chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là doanh nghiệp cần khiến cho khách hàng trở thành khách hàng trung thành với doanh nghiệp, do đối với các ngành hành trong nhóm hành vi mua này, khách hàng thường có xu hướng bỏ qua sản phẩm của các hãng khác, chỉ lựa chọn sản phẩm mà họ đã quen dùng.
? Tải Ebook: Thấu hiểu khách hàng trên từng điểm chạm TẠI ĐÂY
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp