Những thông tin về khổ qua rừng
Khổ qua rừng là loại cây gì?
Khổ qua rừng được mọc tự nhiên trong rừng, có nhiều ở các vùng Nam Bộ và Đông Nam Bộ của Việt Nam.
- Vấn đề dân tộc và những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin trong việc giải quyết vấn đề dân tộc
- TRƯỜNG MẦM NON AN HƯNG
- Hướng dẫn chi tiết cách xóa bộ nhớ đệm Facebook trên iPhone cực đơn giản
- Bầu 3 tháng cuối ăn khổ qua được không? Hạn chế ăn mẹ nhé!
- Serum vitamin C 561 Esthemax có gì đặc biệt? Dùng có tốt không?
- Tên dược liệu: Khổ qua rừng
- Tên khác: Mướp đắng rừng, ổ qua rừng, lương qua, cẩm lệ chi
- Tên khoa học: Momordica charantia
- Họ: Momordica charantia – Bầu bí
Đặc điểm thực vật của cây thuốc trong thiên nhiên
Khổ qua rừng mọc hoang trong rừng, nhiều người thắc mắc không biết loại cây này có giống với cây khổ qua nuôi trồng làm thực phẩm hay không.
Bạn đang xem: Khổ Qua Rừng
Dưới đây là những đặc điểm thực vật của dược liệu:
- Khổ qua rừng là dạng cây có thân leo, nhiều nhánh và có màu xanh. Thân dây khổ qua mọc lan và vươn rộng, ban đầu dây mềm và quấn vào các cây hoặc vật khác. Cây bám chắc và trở nên dai hơn khi về già. Nhánh của khổ qua rừng có thể lan rộng tới 2 hoặc 3m.
- Lá khổ qua rừng dài khoảng 3-8cm mọc từ các đốt của thân nối. Mặt trước của lá được chia thành 5-7 thùy và so le nhau.
- Hoa màu vàng tươi, có hoa cái và hoa đực được mọc ra từ những nách lá. Hoa có kích thước rất nhỏ, có 5 cánh xòe, phần cuống hoa dài hơn cả cuống lá.
- Trái khổ qua rừng tươi có màu xanh trắng và trắng xanh. Trái rất nhỏ, dài chừng 4 đến 5cm, bằng chừng ngón chân cái người lớn.
Phân biệt mướp đắng rừng với loại nhà trồng
Trái khổ qua rừng và nhà trồng cũng không khó để phân biệt. Bởi vì hai loại này đều có những đặc điểm bên ngoài nhìn vào đã có thể nhận biết.
- Mướp đắng rừng có thân, lá và quả nhỏ hơn mướp đắng nhà trồng. Lớp vỏ của quả sần sùi, nhỏ xinh, quả to nhất chỉ bằng hai đầu ngón tay. So với trái khổ qua nhà, hàm lượng về thuốc của khổ qua rừng nhiều gấp 10 lần.
- Khổ qua nhà trồng thân, lá và quả to hơn khổ qua rừng rất nhiều. Có quả to bằng cả bắp tay. Lớp vỏ ngoài của khổ qua nhà nó bóng, tính năng dược liệu cũng ít hơn khổ qua rừng.
Khổ qua rừng mọc ở đâu? Phân bổ địa lý của cây thuốc
Cây mướp đắng rừng thường mọc hoang, không có sự chăm sóc của con người. Cây được phân bố rộng rãi ở nhiều châu lục như Châu Phi, Châu Úc và Châu Á. Ở Châu Á, có Việt Nam, mướp đắng rừng mọc ở những vùng núi, khu vực nhiều nhất là Nam Bộ và Đông Nam Bộ.
Đây là một loại dược liệu rất tốt, bởi nó có rất nhiều tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh. Vì vậy, cây thuốc không những được hái trên núi về mà còn được con người trồng tại nhà. Họ xem đó là nguồn rau sạch có mặt trong bữa cơm hàng ngày.
Xem thêm : Làm gì khi bị say cà phê?
Bên cạnh đó, nhiều nơi còn trồng thành trang trại lớn nhằm mục đích buôn bán, bào chế thuốc hoặc làm trà khổ qua kinh doanh.
Thu hoạch và bào chế dược liệu mướp đắng rừng
Mướp đắng rừng có thể thu hoạch bất kỳ vào thời điểm nào trong năm. Theo kinh nghiệm dân gian thì cứ 15 hoặc 20 ngày lại thu hoạch được một lần, xong vụ thì người ta sẽ cắt cả dây khổ qua rừng phơi khô, làm dược liệu.
Tuỳ mục đích sử dụng mà có thể dùng khổ qua rừng tươi hay khô.
- Loại tươi: Có vị đắng, có thể bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh trong 2 – 3 ngày.
- Loại khô: Được phơi hoặc sấy khô, bên ngoài có màu nâu, nâu đỏ, bên trong lòng có màu trắng ngà, trắng vàng, để nguyên trái hoặc thái lát mỏng, ít đắng hơn và bảo quản được lâu hơn.
Dược liệu cần được bảo quản ở nơi khô ráo, sạch sẽ và thoáng mát, tránh nguồn nước có thể gây ẩm mốc, mối mọt.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp