Cơm rượu là món ăn truyền thống tốt cho sức khỏe của bạn. Hãy cùng Bách hóa XANH tìm hiểu về công dụng cũng như những lưu ý khi ăn món ăn này ngay nhé!
Không chỉ là món ăn truyền thống vào ngày tết Đoan Ngọ, món cơm rượu nếp còn là món ăn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho người dùng. Vậy những công dụng cụ thể mà món ăn này mang lại là gì? Và khi ăn có cần những lưu ý gì không? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời bạn nhé!
1Cơm rượu là gì?
Là món ăn được lên men từ cơm nếp, món cơm rượu (hay còn gọi là rượu cái) có vị cay nồng, ngọt, có mùi hương thơm nồng của rượu đặc trưng và có nước tiết ra nên cơm hơi ướt. Để có được thành phẩm đó, người ta đem nấu chín gạo nếp rồi để nguội và cho ủ với men rượu khoảng 3 – 4 ngày.
Bạn đang xem: Công dụng và những điều cần lưu ý khi ăn cơm rượu nếp
Tùy theo loại gạo sử dụng mà có nhiều loại cơm rượu khác nhau như:
- Cơm rượu nếp trắng
- Cơm rượu nếp cẩm
- Cơm rượu nếp lứt
- Cơm rượu nếp cái hoa vàng
Đây là món ăn truyền thống thường xuất hiện vào dịp tết Đoan Ngọ. Nét đẹp văn hóa được duy trì nhờ món ăn này do người ta quan niệm rằng khi ăn rượu cái vào buổi sáng sớm, sâu bọ, giun sán, ký sinh trùng trong cơ thể người sẽ bị tiêu diệt do tính cay, nóng, chua của món ăn.
Tham khảo thêm: Cơm rượu món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ
2Công dụng của cơm rượu nếp đối với sức khỏe
Thúc đẩy tiêu hóa
Món cơm rượu thường được dùng làm món khai vị nhằm thúc đẩy tiêu hóa. Khi ăn, bạn sẽ được bổ sung chất xơ, axit nên có thể ngăn ngừa khó tiêu, đầy bụng, giúp đường ruột vận động tốt hơn làm thúc đẩy tiêu hóa hiệu quả hơn.
Phòng ngừa bệnh tiểu đường
Cơm rượu chứa nhiều chất xơ, vitamin B, lipid, gluxit, protit,… do được làm từ gạo nếp lứt hay gạo nếp cẩm nên còn nguyên lớp vỏ cám bên ngoài. Nhờ có những dưỡng chất đó, mà cơ thể bạn sẽ được bồi bổ, lượng đường trong máu được giảm và bệnh tiểu đường cũng được ngăn ngừa.
Công dụng của cơm rượu nếp đối với sức khỏe
Giảm cholesterol xấu, ngăn ngừa các vấn đề về tim mạch
Cơm rượu nếp còn là món ăn có ích trong việc giảm cholesterol xấu trong máu. Nhờ đó, bạn có thể ổn định huyết áp nếu mắc bệnh huyết áp cao. Ngoài ra, cơm rượu còn chứa các hoạt chất lovastatine và egosterol giúp giảm thiểu nguy cơ bị tai biến mạch máu não, nâng cao sức khỏe tim mạch.
Hỗ trợ giảm cân
Không chỉ thúc đẩy tiêu hóa mà cơm rượu trắng còn hỗ trợ quá trình trao đổi chất trong cơ thể được diễn ra nhanh chóng. Món ăn này sẽ giúp tăng cường khả năng chuyển hóa chất béo, chất đạm trong cơ thể nên sẽ rất hữu ích trong việc kiểm soát cân nặng.
Xem thêm : Đậu hũ chiên bao nhiêu calo? Ăn đậu hũ chiên có mập không?
Cơm rượu hỗ trợ giảm cân
Bổ sung sắt, ngăn ngừa thiếu máu
Nhờ có hàm lượng chất sắt cao, nhất là cơm rượu làm từ nếp cẩm nên món ăn này còn có thể hỗ trợ cơ thể sản xuất tế bào hồng cầu, không còn nỗi lo thiếu sắt dẫn đến chứng thiếu máu.
Phòng ngừa các bệnh lý về xương khớp
Canxi và nhiều chất dinh dưỡng có trong gạo nếp lứt sẽ vẫn được giữ nguyên khi lên men thành rượu cái. Vì thế, khi ăn cơm rượu, cơ thể sẽ được bổ sung canxi tự nhiên, hệ xương được củng cố, các bệnh lý như loãng xương, thoái hóa khớp cũng được ngăn ngừa hiệu quả.
Cơm rượu phòng ngừa các bệnh lý về xương khớp
Làm đẹp da
Cơm rượu có thể giúp chống oxy hóa, dưỡng ẩm và làm trắng da khi có nhiều vitamin B, các chất dinh dưỡng cần thiết được bổ sung vào cơ thể.
Để làn da thêm sức sống, luôn mịn màng, tươi trẻ, bạn có thể làm mặt nạ từ cơm rượu. Bạn chỉ cần sử dụng cơm rượu nguyên chất hoặc kết hợp với sữa tươi, sữa chua không đường, trứng gà hoặc mật ong rồi đắp 2 – 3 lần mỗi tuần là được.
Cải thiện chất lượng cuộc yêu
Nếu dùng cơm rượu mỗi ngày, nam giới sẽ có thể cải thiện chất lượng đời sống tình dục. Bởi giống như rượu vang, cơm rượu sẽ thúc đẩy lưu thông tuần hoàn máu, bơm máu nhiều hơn đến dương vật. Vì vậy, khi quan hệ sẽ được hưng phấn hơn nhờ có cậu nhỏ cương cứng tốt.
3Cách làm cơm rượu nếp
Tùy theo vùng miền, sở thích mà nhiều nơi có nhiều cách làm cơm rượu khác nhau. Để làm cơm rượu, các nguyên liệu cần phải có bao gồm gạo nếp, men ngọt, nước muối pha loãng hoặc một ít đường… Sau đó chỉ cần thực hiện các bước theo thứ tự các bước như ngâm nếp, giã men, gói cơm lại và đem ủ…
Tham khảo ngay: Bí quyết làm cơm rượu không chua và nếp không bị cứng
Cách làm cơm rượu nếp
5Cách ăn cơm rượu ngon nhất
Cũng giống như cách làm, đối với cơm rượu cũng có nhiều cách ăn tùy theo vùng miền, sở thích và khẩu vị của mỗi người. Một số cách ăn phổ biến có thể kể đến như:
Ăn cơm rượu nguyên chất
Xem thêm : Hướng dẫn hấp bánh lọc đúng cách
Bạn hoàn toàn có thể an tâm dùng cơm rượu trực tiếp sau khi ủ hoặc cho cơm rượu ủ xong vào tủ lạnh vài tiếng rồi dùng. Bởi khi ăn như thế, bạn sẽ cảm nhận được hương vị tự nhiên của rượu cái và cảm giác sảng khoái khi ăn cũng được tăng lên.
Nếu cơm rượu ủ quá cay hoặc có sở thích ăn ngọt, bạn chỉ cần cho thêm chút đường vào trộn đều là đã làm dịu vị của nó đi. Ngoài ra, bạn cũng có thể ăn cùng với đá, tuy nhiên nhiều người cho rằng cách ăn này sẽ làm cho món ăn bị loãng và nhạt hơn.
Cách ăn cơm rượu ngon nhất
Ăn cùng với sữa chua
Đây chính là cách ăn được nhiều người lựa chọn nhất hiện nay. Bởi khi trộn với sữa chua, bạn sẽ có một món ăn béo béo, chua ngọt và thơm ngon khó cưỡng. Bạn nên chọn loại sữa chua không đường để không bị quá ngọt và lo ngại về việc thừa năng lượng nhé!
Ngoài những cách ăn phổ biến trên, cơm rượu còn là nguyên liệu đặc biệt quan trọng trong nhiều món ăn khác như lẩu gà cơm rượu, vịt tiềm cơm rượu, cá trứng hấp cơm rượu, tôm rim cơm rượu,…
6Một số thắc mắc thường gặp khi ăn cơm rượu
Ăn cơm rượu vào lúc nào là tốt nhất?
Bạn có thể dùng món này bất cứ lúc nào muốn và gợi ý cho bạn thời điểm tốt nhất chính là buổi sáng. Cần lưu ý không nên dùng cơm rượu khi đang đói vì vị chua của nó sẽ khiến bạn bị kích ứng niêm mạc dạ dày. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng đã ăn lót dạ rồi mới ăn cơm rượu bạn nhé!
Ăn cơm rượu có say không?
Cơm rượu có cồn do đường trong cơm nếp chuyển hóa thành trong lúc ủ lên men. Nồng độ cồn sẽ phụ thuộc vào thời gian ủ cơm rượu, càng lâu thì nồng độ cồn càng cao. Thế nhưng khả năng là rất thấp khi ăn với mức độ vừa phải.
Một số thắc mắc thường gặp khi ăn cơm rượu
Những ai không nên ăn cơm rượu?
Theo Đông y, những người có thể trạng nóng không nên dùng cơm rượu. Khi bạn có những dấu hiệu như da nổi nhiều mụn trứng cá, nước tiểu vàng, sắc lưỡi đỏ, trong người bứt rứt khó ngủ,… nếu ăn cơm rượu vào sẽ khiến âm – dương bị mất cân bằng trầm trọng và những triệu chứng đó sẽ càng thêm tồi tệ.
Đồng thời, bạn cũng không nên ăn cơm rượu nếu thuộc các trường hợp sau:
- Trẻ nhỏ
- Bệnh nhân bị dị ứng
- Người mắc bệnh trầm cảm
- Người có vấn đề về dạ dày
- Người có da nổi nhiều mụn nhọt hoặc mụn trứng cá
Ăn cơm rượu có gây hại cho gan?
Nếu uống nhiều rượu sẽ gây hại cho gan, vậy ăn cơm rượu có ảnh hưởng gì đến gan hay không? Câu trả lời là bạn không cần phải quá lo lắng về vấn đề này. Bởi cơm rượu không gây hại như rượu mà ngược lại, nó còn giúp bạn bảo vệ gan thận, kiện tỳ, lợi khí. Nhưng với điều kiện là sử dụng cơm rượu với mức độ vừa phải, hợp lý, không quá đà bạn nhé!
Trên đây là bài viết về tác dụng của cơm rượu đã được khoa học nghiên cứu rõ ràng. Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn sẽ sử dụng món ăn này đúng cách, đúng điều độ để mang lại những lợi ích cho sức khỏe nhé!
Nguồn: Trung Tâm Nghiên Cứu và Ứng Dụng Thuốc Dân Tộc
Chọn mua các loại gạo nếp ngon, chất lượng có bán tại Bách hóa XANH để làm cơm rượu nhé:
Bách hóa XANH
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp