Tổng hợp các dấu câu lớp 3 trong bộ môn tiếng Việt và cách sử dụng đúng
Dấu câu tiếng Việt được biết đến là một phương tiện ngữ pháp dùng trong chữ viết. Nó có tác dụng làm rõ cấu tạo ngữ pháp của một câu. Những dấu câu sẽ chỉ rõ ranh giới giữa các câu với nhau và giữa các thành phần trong câu. Do đó mà nó thể hiện được ngữ điệu trên một câu văn, câu thơ.
- Chất vô cơ là gì? Chất hữu cơ là gì? So sánh chất vô cơ và chất hữu cơ
- Nhảy mũi (hắt xì hơi) 1, 2, 3 cái theo giờ là điềm báo gì?
- Gợi ý kết bạn trên Facebook là gì? Cách xem, tắt gợi ý kết bạn trên Facebook đơn giản
- Tăng trưởng kinh tế là gì? Vai trò của tăng trưởng kinh tế
- Vùng núi Tây Bắc gồm tỉnh nào và có đặc điểm gì?
Vì vậy hiện nay, nhiều chuyên gia tiếng Việt đã đánh giá rằng dấu câu còn là phương tiện biểu thị sắc thái của câu.
Bạn đang xem: Dấu câu lớp 3 & cách sử dụng dấu câu đúng trong tiếng Việt
Trong môn tiếng Việt lớp 3, dấu câu có vai trò rất quan trọng. Nếu dùng sai dấu câu, có thể gây hiểu nhầm về nghĩa. Thậm chí có trường hợp vì dùng sai dấu câu mà sai luôn cả ngữ pháp và nghĩa của câu.
Ví dụ: “Thuốc này tiêm, không được uống” và “Thuốc này tiêm không được, uống”.
Vậy trong tiếng Việt có bao nhiêu dấu câu? Cách sử dụng như thế nào? Dưới đây sẽ là những thông tin phân tích chi tiết.
Dấu chấm (.)
Dấu chấm dùng để kết thúc câu trần thuật. Sau dấu chấm người ta viết hoa chữ cái đầu tiên của câu tiếp theo. Khi đọc gặp dấu chấm thì cần hạ giọng và nghỉ hơi.
Dấu chấm hỏi (?)
Dấu hỏi được sử dụng trong câu nghi vấn, nó là dấu kết thúc câu hỏi. Chữ đầu tiên sau dấu hỏi cũng phải viết hoa. Đọc xong câu có dấu hỏi cũng cần nghỉ hơi như dấu chấm.
Dấu chấm lửng (dấu ba chấm) (…)
Dấu ba chấm được dùng khi người viết không muốn liệt kê hết các sự vật vật, hiện tượng nào đó. Một số trường hợp sử dụng dấu … khi không muốn nói hết ý nhưng người nghe vẫn hiểu. Dấu ba chấm cũng được dùng để biểu thị từ ngữ ngắt quãng. Nó thường đặt sau từ tượng thanh. Đôi khi dấu chấm lửng còn được đặt sau từ ngữ biểu thị sự châm biếm, hài hước, gây bất ngờ.
Dấu hai chấm (:)
Dấu hai chấm cũng là dấu câu lớp 3 các bậc phụ huynh cần quan tâm vậy dấu hai chấm có tác dụng gì lớp 3? Thực chất, dấu câu này được dùng để báo hiệu sự liệt kê hoặc nhấn mạnh ý trích dẫn trực tiếp. Nó chỉ phần đứng sau có chức năng thuyết minh hoặc giải thích cho phần trước. Ngoài ra, tác dụng của dấu hai chấm lớp 3 cũng được dùng báo hiệu nội dung lời của các nhân vật trong đối thoại.
Dấu chấm than (!)
Đây là dấu được dùng để kết thúc câu cảm thán, câu cầu khiến. Trong trường hợp kết thúc câu gọi hay câu đáp cũng dùng dấu chấm than. Đôi khi, nó được dùng để tỏ thái độ mỉa mai, ngạc nhiên.
Dấu gạch ngang (-)
Tìm hiểu về dấu gạch ngang không thể bỏ qua tác dụng của nó. Tác dụng dấu gạch ngang lớp 3 chính là được đặt đầu dòng trước những bộ phận liệt kê hay trước lời đối thoại. Nó cũng có tác dụng ngăn cách thành phần chú thích với thành phần khác trong câu. Hoặc trong trường hợp nối tên các địa danh, tổ chức liên quan đến nhau hay dùng trong cách đề ngày tháng năm cũng dùng dấu gạch ngang. Đây là những tác dụng của dấu gạch ngang lớp 3 ba mẹ nên chú ý để hỗ trợ con học tập.
Dấu ngoặc đơn (())
Dấu ngoặc đơn được dùng để ngăn cách các thành phần chú thích với các thành phần khác hay được dùng để giải thích ý nghĩa cho từ. Người ta cũng dùng dấu ngoặc đơn để chú thích nguồn gốc tài liệu.
Dấu ngoặc kép (“”)
Dấu câu lớp 3 tiếp theo mà các bậc phụ huynh nên chú ý là dấu ngoặc kép. Dấu ngoặc kép có tác dụng gì?
Thực chất, tác dụng của dấu ngoặc kép lớp 3 có tác dụng dùng để đánh dấu tên tài liệu, sách hay báo dẫn trong câu. Ngoài ra, đây còn là dấu câu dùng để trích dẫn lời nói được tường thuật trực tiếp, đóng khung tên riêng tác phẩm hay dùng sau dấu hai chấm.
Dấu câu lớp 3 – Dấu chấm phẩy (;)
Đây là dấu câu được đặt giữa các vế trong câu, các bộ phận đẳng lập với nhau. Khi đọc gặp dấu chấm phẩy sẽ nghỉ hơi dài hơn khi nghỉ hơi dấu phẩy nhưng ngắn hơn khi nghỉ hơi dấu chấm. Ngoài ra, nó còn được dùng để ngăn các vế trong câu ghép và đứng sau bộ phận liệt kê.
Tiếng Việt lớp 3 dấu phẩy (,) và tác dụng của nó
Dấu phẩy là dấu câu khá phổ biến. Tác dụng của dấu phẩy lớp 3 là nó được dùng xen kẽ trong 1 câu, giúp câu được phân cách rõ ràng. 1 câu có thể xuất hiện nhiều dấu phẩy. Khi đọc nên nghỉ hơi ngắn bằng ½ thời gian nghỉ hơi dấu chấm. Người ta dùng dấu phẩy khi muốn tách các bộ phận cùng loại với nhau, tách các bộ phận phụ với nòng cốt câu và tách các vế câu ghép.
Vmonkey – sản phẩm giúp bé sử dụng dấu câu chuẩn
Nếu như các bậc phụ huynh muốn con có thể biết cách sử dụng dấu câu hiệu quả nhất thì đừng bỏ qua sản phẩm học tiếng việt của Vmonkey. Đây là bộ sản phẩm được thiết kế dạy tiếng Việt online cho các bé thông qua truyện tranh, trò chơi và có luyện đánh vần, ghép câu từ. Nhờ vậy mà Vmonkey có thể giúp bé nâng cao khả năng phát triển ngôn ngữ cũng như học tiếng Việt tốt hơn.
Đặc biệt, Vmonkey xây dựng hơn 750+ truyện, 350+ sách nói xoay quanh 10 chủ đề thân thuộc với trẻ. Trong mỗi câu chuyện sẽ lồng ghép những kiến thức học khác nhau như học đánh vần, phát âm, luyện đọc, ghép từ, luyện từ và câu, chắc chắn không thể thiếu kiến thức về dấu câu. Để qua đó giúp bé vừa được giải trí, vừa nắm được cách sử dụng tiếng Việt sao cho hợp lý.
Ngoài ra, khi sử dụng bộ sản phẩm của Vmonkey, các con sẽ được nghe đọc truyện và biết được ngữ điệu của các câu khi sử dụng dấu câu như thế nào. Bên cạnh đó, các bé cũng có thể biết cách ngừng nghỉ khi dùng dấu câu đúng ra sao. Ngoài ra, Vmonkey cũng dạy bé học tiếng Việt theo chuẩn giáo dục phổ thông thông qua các trò chơi nên các con có thể nắm bắt được cách dùng dấu câu cực chuẩn ở các vị trí.
Để hiểu rõ hơn về Vmonkey, phụ huynh có thể tham khảo video sau hoặc tải VMonkey ngay TẠI ĐÂY để trải nghiệm thật nhất
Một số bài tập hỗ trợ rèn luyện đặt dấu câu trong tiếng Việt lớp 3 hiệu quả
Để giúp các bé học dấu câu lớp 3 hiệu quả hơn, sau đây sẽ là một số bài tập điền dấu câu chương trình lớp 3 và lời giải cụ thể:
Bài tập về dấu câu lớp 3 số 1:
Bài tập 1
Tiếng Việt lớp 3 đặt dấu phẩy vào vị trí phù hợp trong những câu sau:
- Trong vườn nhà em có hoa hồng hoa huệ hoa loa kèn hoa hướng dương.
- Ở công ty mẹ em làm việc rất chăm chỉ.
- Vào mùa xuân cây cối bắt đầu đâm chồi nảy lộc.
- Trong các loài động vật em thích nhất là chó.
→ Trả lời:
- Trong vườn nhà em có hoa hồng, hoa huệ, hoa loa, kèn hoa, hướng dương.
- Ở công ty, mẹ em làm việc rất chăm chỉ.
- Vào mùa xuân, cây cối bắt đầu đâm chồi, nảy lộc.
- Trong các loài động vật, em thích nhất là chó.
Bài tập 2
- Chọn và điền những dấu câu thích hợp vào những chỗ trống sau:
- Khi ở nhà … mẹ cũng là cô giáo… Mẹ dạy em làm toán…học tiếng Việt….
- Ông ơi….Ông có ở nhà không ạ…
- Mỗi lần bố đi công tác xa về…bố đều mua quà cho ông bà….cho mẹ và cho emBố thường hỏi…..Con gái ở nhà có nghe lời mẹ không….
- Cô giáo hỏi cả lớp…Câu thơ…Quả dừa….đàn lợn con nằm trên cao…trong tác phẩm….Cây dừa….của Trần Đăng Khoa có sử dụng phép so sánh hay không….
→ Trả lời:
- Khi ở nhà, mẹ cũng là cô giáo. Mẹ dạy em làm toán, học tiếng Việt.
- Ông ơi! Ông có ở nhà không ạ?
- Mỗi lần bố đi công tác xa về, bố đều mua quà cho ông bà, cho mẹ và cho em. Bố thường hỏi: “Con gái ở nhà có nghe lời mẹ không?”
- Cô giáo hỏi cả lớp: “Câu thơ “Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao” trong tác phẩm “Cây dừa” của Trần Đăng Khoa có sử dụng phép so sánh hay không?”
Bài tập 3:
Điền dấu câu thích hợp vào mỗi □ trong đoạn đối thoại dưới đây:
Tùng bảo Vinh :
– Chơi cờ ca-rô đi □
– Để tớ thua à □ Cậu cao thủ lắm □
– A □ Tớ cho cậu xem cái này □ Hay lắm □
Vừa nói, Tùng vừa mở tủ lấy quyển ảnh lưu niệm gia đình đưa cho Vinh xem □
– Ảnh chụp cậu lúc lên mấy mà nom ngộ thế □
– Cậu nhầm to rồi □ Tớ đâu mà tớ □ ông tớ đấy □
– Ông cậu □
– Ừ □ Ông tớ ngày còn bé mà □ Ai cũng bảo tớ giống ông nhất nhà □
→ Trả lời:
Tùng bảo Vinh:
– Chơi cờ ca rô đi !
– Để tớ thua à? Cậu cao thủ lắm !
– A! Tớ cho cậu xem cái này. Hay lắm !
Vừa nói, Tùng vừa mở tủ lấy ra quyển ảnh lưu niệm gia đình đưa cho Vinh xem.
– Ảnh chụp cậu lúc lên mấy mà nom ngộ thế ?
– Cậu nhầm to rồi! Tớ đâu mà tớ! Ông tớ đấy !
– Ông cậu?
– Ừ ! Ông tớ ngày còn bé mà. Ai cũng bảo tớ giống ông nhất nhà.
Bài tập 4:
Khoanh tròn những dấu câu dùng sai trong mẩu chuyện vui Lười dưới đây rồi sửa lại cho đúng. Giải thích vì sao em lại sửa như vậy:
Các câu văn Sửa lỗi và giải thích Nam: (1)Tớ vừa bị mẹ mắng vì toàn để chị phải giặt giúp quần áo. Hùng: (2)Thế à? (3)Tớ thì chẳng bao giờ nhờ chị giặt quần áo. Nam: (4)Chà. (5)Cậu tự giặt lấy cơ à! (6)Giỏi thật đấy? Hùng: (7)Không? (8)Tớ không có chị, đành nhờ… anh tớ giặt giúp! Nam: ! !!
→ Trả lời:
Các câu văn Sửa lỗi và giải thích Nam: (1)Tớ vừa bị mẹ mắng vì toàn để chị phải giặt giúp quần áo. Hùng: (2)Thế à? (3)Tớ thì chẳng bao giờ nhờ chị giặt quần áo. Nam: (4)Chà. (5)Cậu tự giặt lấy cơ à! (6)Giỏi thật đấy?
(4)Chà! (Đây là câu cảm nên phải thay dấu chấm bằng dấu chấm than)
(5)Cậu tự giặt lấy cơ à? (Đây là câu hỏi nên phải thay dấu chấm than bằng dấu hỏi chấm)
(6)Giỏi thật đấy! (Đây là câu cảm nên phải thay dấu hỏi chấm bằng dấu chấm than)
Hùng: (7)Không? (8)Tớ không có chị, đành nhờ… anh tớ giặt giúp!
(7)Không! (Đây là câu cảm phải thay dấu hỏi bằng dấu chấm than)
(8)Tớ không có chị, đành nhờ…anh tớ giặt giúp. (Đây là câu kể thay dấu chấm than bằng dấu chấm).
Nam: ! !!
Bài tập 5:
Với mỗi nội dung sau đây, em hãy đặt một câu và dùng những dấu câu thích hợp.
a. Nhờ em (hoặc anh, chị) mở hộ cửa sổ.
b. Hỏi bố xem mấy giờ hai bố con đi thăm ông bà.
c. Thể hiện sự thán phục trước thành tích của bạn.
d. Thể hiện sự ngạc nhiên, vui mừng khi được mẹ tặng cho món quà mà em ao ước từ lâu.
→ Trả lời:
a. Anh mở cửa sổ giúp em với!
b. Bố ơi, hai bố con mình sẽ đi thăm ông bà vào lúc mấy giờ ạ?
c. Thành tích của cậu khiến mọi người nể phục quá!
d. Ôi! Búp bê đẹp quá mẹ ạ!
Tìm hiểu thêm: Điểm danh các âm trong tiếng việt và cách học âm tiếng Viết hiệu quả
Trên đây là một vài chia sẻ về dấu câu lớp 3 mà các bậc phụ huynh không nên bỏ qua. Hy vọng đây sẽ là những chia sẻ hữu ích, giúp cho các bé có thể học tiếng Việt hiệu quả nhất.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp