Thời gian vừa qua nhiều trường hợp phụ nữ mang thai bị dọa sảy thai, động thai đã tự ý mua củ gai trong dân cư trồng tự phát hoặc các trang rao bán trên mạng với lời khuyên củ gai rất tốt cho bà bầu bị ra máu, đau bụng dọa sảy thai.
Củ gai tươi – Con dao hai lưỡi
Mặc dù củ gai có nhiều tác dụng rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên mẹ bầu cần hiểu rằng việc sử dụng củ gai làm dược liệu điều trị bệnh lý mang thai không đơn giản là mua về rồi đun nấu lên uống.
Bạn đang xem: Nguy cơ “mất tiền, mất con” khi mua Củ gai tươi chữa ra máu, đau bụng dọa sảy thai cho bà bầu
Chị Hồng Hà (Việt Trì, Phú Thọ) mang thai con thứ hai ở tuần thứ 8 thì thấy ra máu nâu, đau bụng lâm râm. Sau khi đi khám bác sĩ chẩn đoán, chị Hà bị tụ dịch màng nuôi kích thước 15×16 mm. Người thân khuyên chị nên dùng củ gai, bà bầu ra máu dùng rất hiệu nghiệm . Vì vậy, chị lên mạng tìm mua củ gai tươi với giá 200 ngàn đồng/kg. Người bán hàng tư vấn cho chị thấy liền một lúc 5 kg với tổng chi phí 1 triệu đồng. Với suy nghĩ để giữ được thai nhi trong bụng, số tiền đó là quá rẻ, chị đồng ý đặt mua ngay. Sau khi mua củ gai tươi về, chị hì hục cạo rửa, chế biến, đun nước củ gai và uống tích cực mỗi ngày. Mặc dù khi uống nước củ gai tươi thấy tay chân hay bị lạnh, thỉnh thoảng hoa mắt, chóng mắt, và đôi lần bị tiêu chảy nhưng tất cả vì con, dù nước củ gai rất khó uống chị vẫn “chịu đựng”.
Tuy nhiên, sau 2 tuần sử dụng củ gai tươi, đi khám lại, chị Hà hoảng hốt vì khối tụ dịch đã tăng lên đến 20×22 mm.
Nhiều mẹ bầu tự ý mua củ gai về nhà chế biến nước củ gai uống gây hậu quả khôn lường
Lúc này chị Hà mới quay lại hỏi người bán củ gai tươi cho mình thì mới biết, hóa ra những triệu chứng chị bị đi ngoài tiêu chảy, lạnh chân tay, hoa mắt chóng mắt là do tác dụng phụ của củ gai tươi gây ra. Thực chất củ gai có tính hàn, nếu người thể hàn sử dụng sẽ có biểu hiện như chị Hà gặp phải. Để bán được hàng nên người bán không hề tư vấn “mặt trái” này cho chị Hà.
Còn vì sao tình trạng tụ dịch của chị Hà không thuyên giảm thì do mỗi ngày chị đều phải dậy sớm lích kích chế biến, đun nấu nước củ gai tươi để mang đi làm uống. Dù bị ra máu, đau bụng nhưng chị vẫn đi lại, không nghỉ ngơi. Bên cạnh đó, chị Hà uống nước củ gai hàng ngày thay nước nhưng chế biến với liều lượng không hợp lý nên không hiệu quả, bệnh tình thì trở nặng.
Củ gai dễ bị làm giả và mốc thối
Một trường hợp khác, mẹ bầu Thu Thủy (25 tuổi ở Nam Định) đã phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau bụng dữ dội, âm đạo ra máu đỏ tươi. “Tôi cứ nghĩ mua củ gai khô như nhiều người mách để dưỡng thai, giúp thai khỏe mạnh là việc bình thường, nhưng giờ tôi mất con rồi”. Hàng ngày chị Thủy đun củ gai khô thật đặc uống, không những vậy, bà bầu này còn bỏ thêm củ gai khô để hầm gà, hầm bồ câu ăn giúp dưỡng thai, thai chóng tăng cân, khỏe mạnh.
Xem thêm : Cháo trứng gà nấu với rau gì cho bé ăn dặm? 16+ món cháo trứng
“Sau khi dùng củ gai khô như vậy trong 3 ngày liên tiếp, hôm nay tôi thấy đau bụng dữ dội gia đình đưa vào viện cấp cứu thì bác sĩ cho biết không thể giữ thai được nữa, tôi bị ngộ độc thực phẩm vì dùng phải thuốc nam nấm mốc” – Chị Thủy vừa khóc vừa nói.
Củ gai tươi rất dễ bị nấm mốc, thối hỏng gây nguy hiểm cho bà bầu
Theo lương y Vũ Huy Đồng cho biết “Củ gai mà chị Thủy mua do để lâu ngày rất dễ bị nấm mốc, mối mọt xâm nhập gây biến tính, sử dụng củ gai như vậy rất nguy hiểm cho thai phụ. Một số người bán hàng có thể trộn một số loại củ khác có hình dạng tương đồng củ gai, phơi khô bán kiếm lời. Nếu người mua không có kinh nghiệm phân biệt củ gai thật – giả, củ gai có chất lượng chuẩn dược liệu thì việc dùng củ gai không có hiệu quả. Bên cạnh đó, chị Thủy dùng tùy ý không có liều lượng chính xác. Mặc dù củ gai là thảo dược thiên nhiên nhưng không phải cứ pha thật đặc uống thì có kết quả tốt. Việc này cũng có thể gặp phải ở cả mẹ bầu dùng củ gai tươi nữa.”.
Còn theo PGS. TS Lưu Thị Hồng – Tổng thư ký hội Sản phụ khoa Việt Nam, đồng thời là Phó trưởng khoa Khám bệnh Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương đánh giá: “Từ xưa trong dân gian, các cụ đã biết đến tác dụng an thai của củ gai. Con cháu bị động thai các cụ khuyên dùng củ gai, nhưng trước đây chúng ta cứ lấy củ tươi về dùng mà chưa biết cách loại bỏ những đặc tính không tốt của củ gai như tính hàn và các tạp chất. Tuy nhiên, ngày nay với sự phát triển của khoa học và tiến bộ trong y học, chúng ta đã chiết xuất tinh chất của củ gai, loại bỏ được tính hàn và tăng cường những công dụng của củ gai như: điều trị dọa sảy thai, điều hòa khí huyết, chữa nóng trong, táo bón cho phụ nữ mang thai”.an thai phương có tác dụng điều trị dọa nữ
Củ gai – Dùng thế nào cho đúng!
Nhiều người biết rằng, củ gai rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là phụ nữ mang thai, nhưng những ưu nhược điểm của củ gai ra sao thì không phải ai cũng hiểu.
Củ gai là phần rễ của cây gai tươi. Cây gai có tên khoa học là Boehmeria nivea Gaud. Ngoài ra, cây gai còn có tên gọi khác là cây trữ ma, cây tầm ma. Trong củ gai có chứa chất axit clorogenic là một loại tani, do sự kết hợp của axit cafeitanic và axit quinic, có tác dụng như chất chống oxy hóa và chống viêm.
Nhiều tài liệu đã chứng minh rằng, axit clorogenic ít độc, làm mạnh tác dụng của adrenlin (có tác dụng kích thích sự vận chuyển máu về tim). Vì thế, củ gai có tác dụng tả nhiệt, tán ứ, thông tiểu tiện (đái dắt) và được dùng làm thuốc chữa được nhiều bệnh khác nữa. Chính vì vậy, trong Đông y đây được coi là loại thảo dược quý.
– Củ gai giúp an thai: Đây là công dụng được nhắc đến nhiều nhất của củ gai trong dân gian. Rất nhiều bà mẹ bị động thai, dọa sảy thai đã giữ được con nhờ củ gai. Mẹ bầu mang thai bị ra huyết đỏ hoặc nâu, đái đục, đái ra máu, thậm chí bị tụ dịch màng nuôi, bong nhau thai nếu sử dụng củ gai sớm sẽ cho hiệu quả cực kì tốt.
Xem thêm : Quần xanh lá mặc với áo màu gì? 10 cách phối đồ đẹp cực xinh
– Củ gai giúp lợi tiểu, chữa đái dắt do nhiệt: Nếu người bệnh có dấu hiệu đi tiểu dắt, đái buốt, nước tiểu đục, hay đi tiểu ra máu thì dùng củ gai có thể chữa được.
– Củ gai chữa lòi rom, co búi trĩ: Táo bón, trĩ là bệnh thường gặp ở mẹ bầu, dùng củ gai cũng cho hiệu quả tốt.
– Củ gai làm giảm nóng trong, mụn nhọt: Thay đổi nội tiết khi bầu bí khiến mẹ bầu bị dị ứng, mẩn ngứa, mụn nhọt lên nhiều. Trường hợp này dùng củ gai cũng rất hiệu nghiệm.
Bên cạnh những ưu điểm, hạn chế lớn nhất củ gai là tính Hàn cao. Người thể hàn không nên dùng củ gai tươi, không dùng dài ngày và tự ý sử dụng nếu không có hướng dẫn chi tiết của thầy thuốc. Do đó, dùng củ gai không đơn giản như nhiều chị em vẫn nghĩ.
Các chuyên gia về Đông y cũng cho biết thêm: Việc thai phụ tự ý dùng củ gai tươi rất nguy hiểm. Dù củ gai tươi hay củ gai khô, nếu không biết cách bảo quản, củ gai đều bị nấm mốc, thối hỏng gây ngộ độc cho người sử dụng.
Hơn nữa việc sử dụng dược liệu để trị bệnh phải được nghiên cứu cụ thể về tỷ lệ hoạt chất và liều dùng cụ thể.
Lưu ý cho mẹ bầu khi dùng củ gai tươi là phải chọn củ gai chuẩn dược liệu. Tức là củ gai trồng lâu năm, ít nhất từ 4-10 năm mới có hiệu quả điều trị. Đối tượng dùng củ gai là phụ nữ mang thai, do đó nên chọn cây gai được trồng nơi có nguồn nước, đất, không khí sạch, không bị ô nhiễm.
Trước khi sử dụng, cần tư vấn kĩ lưỡng của bác sĩ, chuyên gia về liều lượng, cách dùng. Tùy trường hợp mẹ bầu bị dọa sảy, động thai, ra máu, đau bụng do những nguyên nhân khác nhau, cách dùng cũng khác nhau
Trà thảo dược củ gai – Lựa chọn của mẹ bầu thông thái
Một cách khác, chúng ta có thể sử dụng sản phẩm Trà thảo dược củ gai được bào chế từ vùng dược liệu Củ gai tươi đạt tiêu chuẩn quốc tế với hàm lượng hoạt chất cao, liều dùng phù hợp, giúp cho mẹ bầu dọa sảy thai, động thai yên tâm sử dụng và sinh nở mẹ tròn con vuông.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp