Câu 3 => 4
- Ý nghĩa đặc biệt của hoa huệ trắng khi cắm trên bàn thờ không phải ai cũng biết
- Bách Hóa Xanh và MoMo hợp tác chiến lược toàn diện, thúc đẩy thanh toán không tiền mặt trong ngành bán lẻ
- Câu 11: Giai cấp trong xã hội Việt Nam thuộc địa nữa phong kiến
- Bình minh ơi dậy chưa lời bài hát là gì?
- Góc học tập đẹp và phù hợp quan trọng như thế nào?
Trả lời câu 3 (trang 69, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Bạn đang xem: Soạn bài Nước Đại Việt ta (chi tiết)
Để khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc, tác giả đã dựa vào những yếu tố nào?
Nhiều ý kiến cho rằng ý thức dân tộc ở đoạn trích Nước Đại Việt ta là sự tiếp nối và phát triển ý thức dân tộc ở bài thơ Sông núi nước Nam vì sao? Để trả lời câu hỏi này, hãy tìm hiểu xem những yếu tố nào đã được nói tới trong Sông núi nước Nam và những yếu tố nào mới được bổ sung trong Nước Đại Việt ta.
Xem thêm : Thông tin tham khảo
Trả lời:
– Để khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc, Nguyễn Trãi đã dựa vào các yếu tố như: nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử riêng, chế độ riêng. Với những yếu tố căn bản này, tác giả đã đưa ra một khái niệm khá hoàn chỉnh về quốc gia, dân tộc.
– So với ý thức về quốc gia dân tộc trong bài thơ Sông núi nước Nam, thì ở Nguyễn Trãi, ta thấy nó vừa có sự kế thừa lại vừa có sự phát huy và hoàn thiện. Ý thức về nền độc lập của dân tộc thể hiện trong bài Sông núi nước Nam được xác định ở hai phương diện: lãnh thổ và chủ quyền; còn trong bài Nước Đại Việt ta, ý thức dân tộc đã phát triển cao, sâu sắc và toàn diện. Ngoài lãnh thổ và chủ quyền, ý thức về độc lập dân tộc còn được mở rộng, bổ sung thành các yếu tố mới: đó là nền văn hiến lâu đời, đó là phong tục tập quán riêng, truyền thống lịch sử anh hùng. Có thể nói, ý thức dân tộc đến thế kỉ XV đã phát triển sâu sắc, toàn diện hơn nhiều so với thế kỉ X.
Câu 4. Hãy chỉ ra những nét đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích và phân tích tác dụng của chúng.
Xem thêm : Thông tin tham khảo
Trả lời:
Những nét đặc sắc về nghệ thuật trong đoạn trích:
– Tác giả sử dụng nhiều lớp từ ngữ diễn đạt tính chất hiển nhiên, vốn có lâu đời của nước Đại Việt ta. Các từ như: từ trước, vốn xưng, đã lâu, đã chia, cũng khác,…
– Biện pháp so sánh kết hợp với liệt kê cũng tạo cho đoạn văn hiệu quả cao trong lập luận (tác giả đặt nước ta ngang hàng với Trung Hoa về nhiều phương diện như: trình độ chính trị, văn hoá,…).
– Những câu văn biền ngẫu chạy song song liên tiếp với nhau cũng giúp cho nội dung nghệ thật và chân lí mà tác giả muốn khẳng định chắc chắn và rõ ràng hơn.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp