Mận là loại quả có vào mùa hè và được nhiều người yêu thích.
Thành phần dinh dưỡng của quả mận
Bạn đang xem: Những người tuyệt đối không nên ăn mận dù chỉ 1 quả
Trung bình trong 100g quả mận sẽ chứa những dưỡng chất như sau:
Nước 94,1g
Protein 0,6g
Chất béo 0,2g
Chất xơ 0,7g
Glucid 3,9g
Năng lượng 20kcalo
Đường: 9,92g gồm các loại glucoza, galactoza, sacarcoza, fructoza…
Các loại vitamin như: Vitamin B, C, E, K,…
Một số khoáng chất thiết yếu: sắt 0,4mg, canxi 28mg, kali 157mg, magie 7mg, kẽm, mangan, đồng,…
Các dưỡng chất khác: Beta carotene 96mcg, axit béo no và không no, purin 24mg, alanin, phenylalanin, lysin, valin, leucin, glutamic, axit aspartic,…
Xem thêm : 100 Baht Bằng Bao Nhiêu Tiền Việt, Tỷ Giá 100 Baht Thái
Những lợi ích tuyệt vời của quả mận với sức khỏe
– Giảm táo bón: Mận khô và nước ép mận từ lâu nổi tiếng với công dụng giảm táo bón. Điều này một phần là do lượng chất xơ cao. Một quả mận khô cung cấp khoảng 1g chất xơ. Chất xơ trong mận khô chủ yếu không hòa tan (không tan trong nước).
Nó đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa táo bón, tăng cường tiêu hóa và bài tiết. Ngoài ra, mận khô và nước ép mận chứa sorbitol, là loại rượu đường có tác dụng nhuận tràng tự nhiên.
Ăn mận khô được chứng minh là hiệu quả điều trị táo bón hơn nhiều loại thuốc nhuận tràng khác, chẳng hạn cây mã đề (psyllium), một loại thực vật thường được sử dụng để giảm táo bón, theo cơ sở dữ liệu từ Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH).
– Giàu chất chống oxy hóa: Mận là loại quả giàu chất chống oxy hóa, giúp giảm viêm và bảo vệ tế bào khỏi bị tổn thương bởi gốc tự do. Chúng đặc biệt chứa nhiều polyphenol, tác động tích cực đến sức khỏe xương khớp, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường.
Trên thực tế, một số nghiên cứu chỉ ra rằng, mận chứa nhiều lượng chống oxy hóa polyphenol gấp đôi so với các loại trái cây phổ biến khác như đào. Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và nghiên cứu tiền lâm sàng phát hiện, polyphenol trong mận và mận khô có tác dụng kháng viêm mạnh mẽ, có thể ngăn ngừa tổn thương tế bào.
Polyphenol trong mận khô làm giảm đáng kể các dấu hiệu viêm nhiễm, các bệnh về khớp và phổi. Trong số các polyphenol ở mận, anthocyanins là chất chống oxy hóa hoạt động tích cực nhất. Chúng có tác dụng mạnh mẽ với sức khỏe, gồm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và ung thư.
– Giảm sự hấp thụ cholesterol: Hàm lượng vitamin C trong mận giúp ngăn ngừa cholesterol bị oxy hóa trong động mạch, đào thải những cholesterol xấu ra ngoài cơ thể.
Nhờ vậy, ăn mận có thể ngăn ngừa bệnh xơ vữa động mạch, viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp và hen suyễn.
– Tốt cho tim mạch: Mận rất giàu kali, có thể điều chỉnh huyết áp và làm giảm đáng kể nguy cơ bị đột quỵ.
– Tăng cường sự hấp thụ chất sắt: Vitamin C khá cao trong mận là cơ sở để loại quả này giúp hấp thu chất sắt rất hiệu quả, đồng thời, tăng khả năng chống chọi lại bệnh tật và nhiễm trùng của cơ thể.
– Mận khô thúc đẩy sức khỏe xương khớp: Mận khô có lợi cho việc cải thiện sức khỏe xương khớp. Một số nghiên cứu cho thấy, loại quả này giảm tình trạng loãng xương.
Hiện, các nhà khoa học chưa rõ vì sao mận khô tác động tích cực đến sức khỏe của xương. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, hàm lượng chất chống oxy hóa và khả năng kháng viêm của chúng đóng vai trò quan trọng. Nghiên cứu cho thấy, ăn mận khô làm tăng nồng độ hormone hình thành xương.
Mận khô cũng chứa một số vitamin và khoáng chất tác dụng bảo vệ xương, bao gồm vitamin K, phốt pho, magiê và kali.
Xem thêm : Những quẻ cát trong kinh dịch – Ứng dụng đặt tên – Chọn số điện thoại khởi nghiệp
Đối với một số người, chỉ cần ăn vài quả mận cũng có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Những người tuyệt đối không nên ăn mận
Dù mận chứa hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng đối với một số người, chỉ cần ăn vài quả mận cũng có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe:
– Đang dùng thuốc: Các bác sĩ khuyến cáo người bệnh tuyệt đối không ăn mận trước khi phẫu thuật ít nhất 2 tuần. Đặc biệt, người vừa trải qua phẫu thuật càng không được ăn mận vì sẽ làm giảm lượng đường trong máu.
– Cơ địa nhiệt, nóng: Người có cơ địa nhiệt, nóng thì chỉ cần ăn vài quả mận là có thể ra các hiện tượng nóng trong, nhiệt miệng, mụn nhọt, nổi mụn, phát ban…
– Người đang đói: Mận chứa hàm lượng axit cao nên ăn lúc đói sẽ làm tăng tiết lượng axit trong dạ dày, dẫn đến tổn thương niêm mạc dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản. Nếu duy trì thói quen ăn mận khi đói thì sẽ làm tăng viêm loét ở thành dạ dày, từ đó dẫn đến biến chứng nguy hiểm như: Barret thực quản hay thậm chí là ung thư thực quản.
– Bị bệnh thận: Trong mận có chứa nhiều chất oxalate. Khi ăn nhiều mận, chất này có thể gây cản trở hấp thụ canxi trong cơ thể dẫn đến hiện tượng kết tủa trong thận. Đây chính là nguyên nhân gây sỏi thận và sỏi bàng quang.
– Phụ nữ có thai: Bà bầu có thân nhiệt nóng hơn bình thường nên ăn mận có thể gây phát ban, thậm chí làm sảy thai, gây hại cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Những điều lưu ý khi ăn mận
Quả mận tuy mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng theo các chuyên gia dinh dưỡng, dù yêu thích quả mận đến đâu, bạn cũng chỉ nên ăn tối đa 10 quả một ngày để tránh những hậu quả cho sức khỏe nói trên.
Trước khi ăn mận nên ngâm trong nước muối pha loãng để an toàn hơn.
Người bị bệnh tiểu đường không nên ăn mận đã chín vì chất đường trong mận có thể ảnh hưởng xấu đến tình trạng bệnh.
Đặc biệt, không nên ăn nhân hạt mận bởi vì amygdalin chứa trong nhân hạt sau khi chúng ta ăn vào sẽ bị amygdalinase và axit dịch vị phân hủy thành acid cyanhydric. Chất này gây ức chế men cytochrome oxydase khiến người ăn phải dễ gặp các triệu chứng rối loạn hô hấp như khò khè, khó thở,…
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp