Ai cũng biết thói quen ít vận động ảnh hưởng xấu đến cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng hiểu đứng làm việc quá lâu cũng đem lại nhiều nguy cơ không kém. Thế nhưng, do đặc thù nghề nghiệp mà một số công việc như: công nhân, bán hàng, lễ tân, thu ngân,… không thể tránh khỏi việc đứng nhiều. Vậy, đứng quá lâu ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
- 9 bài phân tích bài thơ Quê hương – Tế Hanh hay nhất – Văn mẫu lớp 8
- 5 loại thực phẩm dù tiếc mấy cũng không nên để qua đêm mà không bảo quản, sẽ rước bệnh vào người
- Độ tuổi không có năng lực hành vi dân sự [Chi tiết 2024]
- Ăn gì uống gì để nhanh ra kinh nguyệt? 9 thực phẩm có tác dụng ngay
- Hướng dẫn cách tính thuế thu nhập cá nhân năm 2017 mới nhất
1. Đứng quá lâu có thể gây hại gì?
Đứng quá lâu làm tăng áp lực lên hệ cơ – xương – khớp, ảnh hưởng đến tuần hoàn máu trong cơ thể nên có thể dẫn đến hàng loạt ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe. Dưới đây là một số tác hại khi bạn đứng quá lâu:
Bạn đang xem: Tác hại của việc đứng quá lâu có thể bạn chưa biết
1.1 Dễ bị đau nhức cơ thể
Khi bạn đứng, trọng lượng cơ thể sẽ tạo ra áp lực lớn dồn lên cột sống và hai chân. Tình trạng này kéo dài khiến các cơ bắp và các khớp bị căng cứng, tăng nguy cơ giãn dây chằng dẫn đến triệu chứng: đau lưng, nhức mỏi gối, đau nhức cơ bắp, mỏi cổ – vai – gáy.
Mặt khác, đứng liên tục trong thời gian dài cũng làm tăng áp lực từ trọng lượng lên hệ thống thần kinh ở chân, làm rối loạn chức năng dẫn truyền tín hiệu của hệ thần kinh và gây ra dị cảm ở chân như: tê bì, châm chích, nhói như kim châm,….
1.2 Tăng tốc độ thoái hóa xương khớp
Thoái hóa xương khớp là hiện tượng lớp sụn ở đầu xương bị bào mòn, nứt vỡ làm lộ ra các đầu xương và hình thành các gai xương. Ở những người phải đứng làm việc lâu trong một tư thế, các khớp xương như: khớp gối, khớp cột sống, khớp cổ chân,… ít hoạt động, chức năng bôi trơn khớp kém, khớp bị cứng và kém linh hoạt.
Vì lý do này, những người làm công việc yêu cầu phải đứng nhiều sẽ dễ bị thoái hóa khớp hơn, thường gặp nhất là thoái hóa khớp gối, sau đó là thoái hóa cột sống thắt lưng, cột sống cổ, khớp cổ chân,…
1.3 Giảm tuần hoàn máu
Máu giàu oxy được bơm từ tim đến các cơ quan trong cơ thể bởi hệ thống động mạch. Sau đó máu được đưa trở lại tim thông qua các tĩnh mạch. Thế nhưng, khi bạn đứng, trọng lượng sẽ gây áp lực cản trở dòng máu từ chân về tim. Quá trình này làm giảm tuần hoàn máu trong cơ thể gây thiếu hụt oxy và dưỡng chất ở các cơ quan bộ phận trong cơ thể.
Đây là lý do những người phải đứng liên tục trong thời gian dài dễ bị mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt,… Bên cạnh đó, thiếu hụt oxy còn khiến các cơ bắp, làm tích tụ acid lactic dẫn đến triệu chứng đau nhức và co rút cơ.
1.4 Tăng nguy cơ suy giãn tĩnh mạch chân
Giãn tĩnh mạch chân xảy ra khi hệ thống van một chiều và tĩnh mạch bị suy giảm chức năng, phình giãn và nhô lên khỏi bề mặt da. Tình trạng này máu từ tĩnh mạch không thể trở về tim như bình thường, ứ đọng trong lòng mạch và xuất hiện những dòng trào ngược trở lại tĩnh mạch.
Xem thêm : Chó Ngao Tây Tạng Có Giá Bao Nhiêu Tại Việt Nam? Sự Thật Về Chú Ngao Tây Tạng 99 Tỷ Đồng.
Một trong những nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch chân xuất phát từ sự chênh lệch áp suất giữa hệ thống tĩnh mạch sâu và tĩnh mạch nông, làm tăng áp lực khiến các van thông giữa hai hệ thống tĩnh mạch bị suy giãn. Tình trạng này xảy ra thường xuyên khi cơ thế liên tục ở tư thế đứng trong thời gian dài. Đây là lý do vì sao, người làm việc ở tư thế đứng có nguy cơ cao bị suy giãn tĩnh mạch.
Nghiêm trọng hơn, việc đứng quá lâu ở một tư thế còn làm tăng nguy cơ hình thành huyết khối tĩnh mạch dẫn đến các triệu chứng như: đau nhức nhối, phù nề, nóng rát bắp chân, sưng tấy ở chân. Nghiêm trọng hơn, cục máu đông có thể di chuyển đến động mạch phổi gây thuyên tắc động mạch phổi nguy hiểm đến tính mạng.
Có thể bạn muốn biết: Suy giãn tĩnh mạch chân có chữa khỏi được không?
1.5 Tăng nguy cơ mắc bệnh tim
Đứng làm việc quá lâu còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Nguyên nhân là do cơ thể ở tư thế đứng trong liên tục nhiều giờ liền khiến máu dồn về chân và khó trở lại tim. Điều này gây thiếu máu cơ tim, lâu dần làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch.
Mặt khác, đứng quá lâu cũng khiến tim phải hoạt động với cường độ cao để đảm bảo tuần hoàn máu nuôi dưỡng các cơ quan bộ phận trong cơ thể. Quá trình này lặp đi lặp lại làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch như: cao huyết áp, hạ huyết áp, rối loạn nhịp tim,…
2. Làm thế nào để giảm ảnh hưởng khi phải đứng lâu?
Mặc dù biết đứng quá lâu có thể gây hại cho sức khỏe nhưng do tính chất công việc, hầu hết mọi người vẫn phải tiếp tục hoạt động đứng trong nhiều giờ liền. Vậy, có cách nào để giảm ảnh hưởng khi phải đứng lâu không? Những gợi ý dưới đây có thể sẽ hữu ích với bạn
2.1 Tăng cường tập luyện
Tập luyện thể dục giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp, qua đó tăng khả năng chịu đựng của cơ thể khi phải đứng liên tục trong thời gian dài, giúp giảm hiện tượng đau, nhức mỏi cơ bắp. Bên cạnh đó, hoạt động thường xuyên giúp hệ thống khớp xương trở nên linh hoạt hơn, hạn chế tình trạng cứng khớp và giảm nguy cơ thoái hóa khớp xương.
Tập luyện thường xuyên cũng giúp tim làm quen dần với hoạt động ở cường độ cao, giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch. Bạn có thể tập luyện bất kỳ bộ môn thể thao nào phù hợp với sức khỏe và sở thích của mình như: đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội,….
2.2 Di chuyển sau một thời gian
Đứng yên trong thời gian quá dài khiến bạn dễ bị đau cơ, cứng khớp và tê bì chân tay. Trong khi đó, chỉ cần bạn nhấc cao chân là có thể làm thay đổi áp suất thủy tĩnh, cải thiện tuần hoàn máu và giảm áp lực cho hệ thống mạch máu. Vì vậy, bạn nên chủ động di chuyển hoặc tập một số động tác tại chỗ để giảm nhẹ ảnh hưởng do đứng quá lâu gây ra.
Bạn có thể thực hiện một vài hành động đơn giản như:
- Bước chân tại chỗ nhẹ nhàng.
- Duỗi căng từng chân, kết hợp với xoay giãn khớp cổ chân, khớp gối và gập duỗi các ngón chân.
- Nhấc chân lên cao, vung vẩy chân nhẹ nhàng.
- Vươn vai, chuyển động cổ, vặn người, vung vẩy tay tại chỗ
Xem thêm : Rau ngổ pha với nước dừa chữa sỏi đường tiết niệu được không?
Nếu bị suy giãn tĩnh mạch chân, bạn có thể tập luyện thêm một số động tác chân đơn giản để cải thiện tuần hoàn máu hoặc các bài tập yoga.
Xem chi tiết:
- 8 bài tập chân cho người bị giãn tĩnh mạch
- 10 bài tập yoga cho người bị giãn tĩnh mạch
2.3 Sử dụng các thiết bị hỗ trợ
Bạn cũng có thể sử dụng các thiết bị hỗ trợ cho chân khi phải đứng lâu, điển hình nhất là vớ y khoa. Những loại vớ này được thiết kế để nhằm ổn định cơ bắp, cải thiện tuần hoàn máu, giảm ảnh hưởng của trọng lượng cơ thể lên hệ thống tĩnh mạch chân.
Đọc thêm: Hướng dẫn sử dụng vớ y khoa đúng cách
Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý lựa chọn các loại giày chất lượng tốt, ưu tiên chọn giày đế bằng, chất liệu mềm, ôm gọn chân và kích thước phù hợp để tránh chèn ép lên chân trong thời gian làm việc.
2.4 Nghỉ ngơi khi có thể
Ngay khi có thể, bạn hãy để cơ thể thả lỏng, nghỉ ngơi. Đây là khoảng thời gian giúp làm giãn cơ, khôi phục tuần hoàn đến các bộ phận, giúp cung cấp oxy và dinh dưỡng nhằm hồi phục năng lượng và tăng chữa lành các tổn thương, đặc biệt là tổn thương vi mô.
Bạn có thể lựa chọn nhiều cách nghỉ ngơi đơn giản như:
- Ngồi nghỉ ngơi tại chỗ khoảng 5 – 10 phút sau khi đứng liên tục khoảng 1 tiếng.
- Nằm thư giãn, thả lỏng cơ thể.
- Tập các bài tập giúp giảm căng thẳng như: bơi lội, thiền định, yoga,..
- Sử dụng các dịch vụ giúp giảm căng thẳng như: massage, bấm huyệt,…
2.5 Bổ sung đầy đủ dưỡng chất
Đứng quá lâu gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cơ thể, đặc biệt là hệ cơ – xương – khớp. Vì vậy, bạn cần chú ý bổ sung đầy đủ và cân đối các nhóm chất dinh dưỡng. Ngoài ra, cần tăng cường các dưỡng chất như:
- Canxi: Giúp đảm bảo sự chắc khỏe của xương, giảm nguy cơ loãng xương và duy trì ổn định hoạt động của hệ thống thần kinh – cơ.
- Magie: Đảm bảo quá trình chuyển hóa chất và dẫn truyền tín hiệu thần kinh luôn ổn định. Magie cũng quyết định đến sự chắc khỏe của xương.
- Sắt: Cung cấp đầy đủ nguyên liệu cho quá trình sản xuất tế bào hồng cầu, đảm bảo lưu lượng và tuần hoàn máu cung cấp đến các cơ quan, bộ phận cho cơ thể.
- Vitamin nhóm B: Tập trung vào 4 loại vitamin B1, B6, B12, B9. Đây là những vitamin ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động chuyển hóa, cấu tạo tế bào và hoạt động dẫn truyền thần kinh trong cơ thể.
- Chất chống oxy hóa: Thường gặp như vitamin C, vitamin E, flavonoid,… giúp thu dọn gốc tự do, tăng khả năng bảo vệ mạch máu, duy trì tuần hoàn máu ổn định.
Xem thêm những cách khác giúp giảm đau mỏi chân khi đứng lâu
Trên đây là nội dung chia sẻ về những tác hại của việc đứng quá lâu và biện pháp để giảm nhẹ tình trạng này. Hi vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về những nguy cơ mình đang phải đối diện, từ đó có thái độ phù hợp và hành động đúng đắn để bảo vệ sức khỏe của mình.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp