Đây là loạt sách do Công ty văn hóa và truyền thông Nhã Nam phối hợp với nhiều nhà nghiên cứu, nhà phê bình thực hiện, mang tên “Việt Nam Danh tác”, nằm trong dự án dài hơi nhằm khôi phục và xuất bản nguyên trạng các tác phẩm văn học thời kỳ 1930-1945.
- 3 lý do các mẹ nên mua sữa Abbott Grow 1-3 tuổi pha sẵn cho bé
- Thường biến thuộc loại biến dị nào sau đây
- Từ ngày 1-7: Trường hợp nào bắt buộc phải đổi sang thẻ căn cước?
- Trứng gà để được bao lâu? Hướng dẫn bảo quản trứng gà đúng cách
- Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, bị xử lý hình sự như thế nào?
Các tác giả được lựa chọn trong đợt in sách lần đầu tiên này: Nguyễn Tuân, Vũ Trọng Phụng, Thạch Lam, Vũ Bằng và Ngô Tất Tố là những đại diện quan trọng nhất của văn học thời kỳ 1930 – 1945. Bộ sách được khôi phục dựa trên các bản thảo chính xác nhất, toàn vẹn, thường là nguyên gốc, không bị kiểm duyệt thời Pháp cắt bỏ, trong đó tiêu biểu nhất là Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân. Về hình thức, bộ sách có sự đầu tư kỹ lưỡng về bìa, với nhận diện riêng, mang dấu ấn riêng và tạo sự thu hút đối với người đọc. Tập Gió lạnh đầu mùa của Thạch Lam có bìa minh họa của họa sĩ Nguyễn Gia Trí, cho thấy sự kỳ công và trân trọng của những người làm dự án đối với bộ sách này.
Bạn đang xem: “Mở cửa” kho tàng văn học Việt Nam thời kỳ 1930-1945
Việc Nhã Nam quyết định cho ra mắt bộ sách khi những tác phẩm này có thể tìm thấy nhan nhản tại các hiệu sách khắp Hà Nội là không hề đơn giản. Bởi vì chỉ riêng khâu tìm tòi tư liệu, bản thảo gốc, các bản in đối chiếu đã vô cùng khó khăn. Chưa kể, có những tác giả như Vũ Trọng Phụng, ngay khi còn sống cũng đã là một giá trị (lời của nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân), và người ta muốn sở hữu dù chỉ một trang bản thảo của ông. Chính vì lý do này, mà nhà văn Tạ Duy Anh, cũng là một trong những người tham gia biên tập bộ sách nhận xét: “Đây là một sự liều lĩnh rất văn hóa, nhưng tôi tin vào sức sống bền bỉ và mãnh liệt của những tác phẩm văn học như thế này”.
Xem thêm : Sau khi thi sát hạch bao lâu có bằng B2?
Nhà nghiên cứu Phạm Xuân Thạch nhận xét: “Đời sống văn học của chúng ta giống như quả lắc đồng hồ, đi từ thái cực này sang thái cực kia. Có những thời điểm sách vô cùng thiếu thốn, không có sách mà đọc, nhưng cũng có những thời điểm sách dư thừa và hỗn loạn, trong đó có cả sách mang tính quy chiếu, tham khảo cao, có giá trị đặc biệt về văn học, xã hội, lịch sử. Sự xuất hiện của bộ Việt Nam danh tác rất có ý nghĩa trong thời buổi sách dư thừa nhưng không có kiểm định về chất lượng như hiện nay, đặc biệt là đối với giới nghiên cứu, học sinh, sinh viên”.
Các nhà nghiên cứu Phạm Xuân Thạch, Lại Nguyên Ân, Trần Ngọc Hiếu và Giám đốc Nhã Nam Vũ Hoàng Giang tại buổi ra mắt sách.
Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân, một trong số các nhà nghiên cứu tham gia biên tập các tác phẩm trong dự án này, cho biết: “Mỗi một tác phẩm văn học thường hay phải chịu sự biến động, lỗi ngẫu nhiên do người sắp chữ ở nhà in, đọc dò, hoặc do biên tập, kiểm duyệt. Ở Việt Nam, việc tìm hiểu khía cạnh đó của tác phẩm chưa được chú ý đến. Nếu có, cũng mới chỉ dừng lại ở các tác phẩm Hán Nôm”.
Xem thêm : Văn học chữ Nôm ra đời có ý nghĩa nào sau đây?
Lấy thí dụ về bộ tiểu thuyết “Số Đỏ” của tác giả Vũ Trọng Phụng, nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân cho biết, bản đầu tiên của bộ sách này được in trên Hà Nội báo thời kỳ 1936 – 1937, nhưng chỉ được 16 kỳ thì tờ Hà Nội báo đóng cửa, như vậy tiểu thuyết mới đưa được đến chương thứ 16.
Sau đó, đến năm 1938, bản thảo của bộ tiểu thuyết nằm ở Hà Nội báo được bán sang tay và xuất bản thành sách. Đây là bản đầu tiên đầy đủ của “Số Đỏ”. Năm 1946 trở đi, các nhà xuất bản Minh Đức và Mai Lĩnh lần lượt tái bản vài lần, rồi do điều kiện chiến tranh, bẵng đi trong vòng 30 năm, bộ tiểu thuyết này không được in. Đến năm 1986, sách của Vũ Trọng Phụng bắt đầu được in lại, khởi đầu là bộ “Vỡ đê”. Năm 1987, các tác phẩm của ông được NXB Văn học tập hợp lại và in trong bộ Tuyển tập Vũ Trọng Phụng. Trong số các bản “Số Đỏ” khác nhau đó, nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân cho biết, bản in năm 1946 hoàn toàn không bị kiểm duyệt và biên tập cắt bỏ đi đoạn nào. Các bản năm 1951, 1958 hay 1988 đều bị bỏ do lỗi ở khâu in ấn hoặc kiểm duyệt trong từng thời kỳ.
Hay như bộ “Vang bóng một thời” của Nguyễn Tuân: Bản đầu tiên phát hành năm 1940, nhưng bản in mà chính tác giả ưng ý nhất lại là vào năm 1945. Những người làm dự án đã khôi phục lại toàn bộ tác phẩm này từ bản in trên tạp chí Tao Đàn.
Ông Vũ Hoàng Giang, Giám đốc Nhã Nam khẳng định: “Đây mới chỉ là sáu tác phẩm đầu tiên của bộ Việt Nam Danh tác. Chúng tôi tự tin rằng đây là bản in toàn vẹn nhất. Sau này, chúng tôi sẽ tiếp tục làm dài hơi với các tác giả khác, các tác phẩm khác, cũng như mời nhiều nhà nghiên cứu trẻ tham gia vào dự án biên tập bộ sách này. Chúng tôi muốn làm bộ sách một cách trang trọng và chuẩn mực, đồng thời cũng hướng tới lớp độc giả trẻ, hiện đại”.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp