- Tin tức
- Vì sao nước Pháp có đến 12 múi giờ khác nhau?
- Mới sinh có nên dùng điện thoại? 6 tác hại ảnh hưởng đến con mẹ nên biết
- Phân tích làm nổi bật phong cách nghệ thuật của Hoàng Phủ Ngọc Tường Đề: “Kí Hoàng Phủ Ngọc Tường vừa giàu chất trí tuệ, vừa giàu chất thơ, nội dung thông tin về văn hóa lịch sử rất phong phú” – Ngữ Văn 12
- 1 cái bánh rán đường bao nhiêu calo? Ăn bánh rán đường có béo không? Chuyên gia giải đáp
Tài nguyên du lịch là gì? Các loại tài nguyên du lịch
Bạn đang xem: Tài nguyên du lịch là gì? Các loại tài nguyên du lịch
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
1. Tài nguyên du lịch là gì?
Theo khoản 4 Điều 3 Luật Du lịch 2017 thì tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch.
2. Các loại tài nguyên du lịch
Các loại tài nguyên du lịch được quy định tại Điều 15 Luật Du lịch 2017 như sau:
– Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm cảnh quan thiên nhiên, các yếu tố địa chất, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái và các yếu tố tự nhiên khác có thể được sử dụng cho mục đích du lịch.
– Tài nguyên du lịch văn hóa bao gồm di tích lịch sử – văn hóa, di tích cách mạng, khảo cổ, kiến trúc; giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian và các giá trị văn hóa khác; công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng cho mục đích du lịch.
3. Quy định về điều tra, đánh giá và phân loại tài nguyên du lịch
3.1. Quy định về điều tra tài nguyên du lịch
Theo Điều 3 và Điều 4 Nghị định 168/2017/NĐ-CP quy định về điều tra tài nguyên du lịch như sau:
– Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định điều tra tổng thể tài nguyên du lịch. Căn cứ nhu cầu thực tiễn hoặc theo đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định điều tra bổ sung để cập nhật thông tin về tài nguyên du lịch.
Xem thêm : Dự đoán sau cải cách, lương giáo viên tiểu học đạt trên 18 triệu đồng/tháng
– Thời gian thực hiện điều tra do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
– Nội dung cơ bản trong điều tra tài nguyên du lịch như sau:
+ Thông tin chung về tài nguyên du lịch: Tên gọi, vị trí, phạm vi, diện tích đất, (đất có) mặt nước đang sử dụng, chủ thể quản lý, sử dụng.
+ Hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên du lịch.
+ Đặc điểm, tính chất của tài nguyên du lịch.
+ Giá trị của tài nguyên du lịch.
3.2. Quy định về đánh giá và phân loại tài nguyên du lịch
Việc đánh giá và phân loại tài nguyên du lịch được quy định tại Điều 5 Nghị định 168/2017/NĐ-CP như sau:
– Căn cứ kết quả điều tra, tài nguyên du lịch được đánh giá về giá trị, sức chứa, mức độ hấp dẫn, phạm vi ảnh hưởng và khả năng khai thác phục vụ phát triển du lịch.
– Căn cứ kết quả đánh giá, tài nguyên du lịch được phân loại thành tài nguyên du lịch cấp quốc gia và tài nguyên du lịch cấp tỉnh.
3.3. Kinh phí điều tra, đánh giá và phân loại tài nguyên du lịch
Theo Điều 7 Nghị định 168/2017/NĐ-CP thì kinh phí điều tra, đánh giá và phân loại tài nguyên du lịch như sau:
– Kinh phí điều tra, đánh giá, phân loại tài nguyên du lịch được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước, nguồn đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân và nguồn huy động hợp pháp khác.
– Việc quản lý, sử dụng kinh phí điều tra, đánh giá, phân loại tài nguyên du lịch thực hiện theo quy định của pháp luật.
4. Trách nhiệm quản lý, bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch
Trách nhiệm quản lý, bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch tại Điều 17 Luật Du lịch 2017 như sau:
– Nhà nước có chính sách quản lý, bảo vệ, tôn tạo, khai thác hợp lý, phát huy giá trị tài nguyên du lịch trong phạm vi cả nước để phát triển du lịch bền vững.
– Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc quản lý, bảo vệ, tôn tạo, khai thác hợp lý và phát huy giá trị tài nguyên du lịch.
– Cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư quản lý tài nguyên du lịch có trách nhiệm bảo vệ, đầu tư, tôn tạo tài nguyên du lịch, tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch tham quan, thụ hưởng giá trị của tài nguyên du lịch;
Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch có thẩm quyền trong việc bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch cho các mục tiêu kinh tế khác.
– Khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên du lịch.
Quốc Đạt
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp