Pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật của các quốc gia trên thế giới luôn xác định sở hữu, quyền sở hữu là vấn đề quan trọng nhất của pháp luật dân sự. Quyền sở hữu là vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội cũng như trong pháp luật dân sự. Nó là một trong những tiền đề vật chất cho sự phát triển kinh tế, vì quyền sở hữu chính là mức độ xử sự mà pháp luật cho phép một chủ thể được thực hiện trong quá trình, chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản. Trong thực tế người dân vẫn hay gọi tài sản Nhà nước, tài sản thuộc sở hữu nhà nước, vậy theo quy định của pháp luật hai khái niệm này được quy định như thế nào?
Căn cứ pháp lý:
Bạn đang xem: Tài sản nhà nước là gì? Những tài sản thuộc sở hữu Nhà nước?
Bộ luật dân sự 2015.
1. Tài sản nhà nước là gì?
“Tài sản” là thuật ngữ có nguồn gốc Hán Việt. Theo nguồn gốc này, thì tài sản là những của cải vật chất tồn tại khách quan, nằm trong sự chiếm hữu và chi phối của con người, được con người khai thác và mang lại lợi ích vật chất hoặc lợi ích tinh thần. Bộ luật dân sự 2015 thừa nhận tài sản theo nghĩa rộng, theo đó, tài sản bao gồm các vật và quyền tài sản trên các vật đó (vật quyền). Mặc dù không đưa ra định nghĩa về tài sản nhưng Điều 105 Bộ luật dân sự 2015 ghi nhận: Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.
Mục 2 chương XIII Phần thứ hai của Bộ luật dân sự 2015 có quy định về các hình thức sở hữu đó là: sở hữu toàn dân, sở hữu riêng, sở hữu chung. Như vậy không có hình thức sở hữu nhà nước. Điều 197 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.”
Theo quy định trên thì không có quy định về tài sản của Nhà nước mà chỉ có quy định về tài sản thuộc sở hữu toàn dân và nhà nước đầu tư, quản lý thống nhất đại diện cho nhân dân gọi là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân.
Trong một số văn bản pháp luật, tài sản Nhà nước vẫn được sử dụng, tuy nhiên các tài sản của nhà nước theo các văn bản này là các tài sản thuộc sở hữu toàn dân và nhà nước là đại diện chủ sở hữu. Trong thực tế việc gọi tài sản của nhà nước vẫn là từ ngữ nhiều người sử dụng.
Ví dụ: Điều 179 Bộ luật hình sự 2015 quy định:
Điều 179. Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp
“1. Người nào có nhiệm vụ trực tiếp trong công tác quản lý tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, vì thiếu trách nhiệm mà để mất mát, hư hỏng, lãng phí gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
3. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trị giá 2.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.”
2. Những tài sản thuộc sở hữu Nhà nước:
Xem thêm : Có nên sinh con năm 2023? Bố mẹ tuổi nào hợp với con Quý Mão?
Theo pháp luật hiện hành, ở nước ta có 6 hình thức sở hữu, bao gồm: sở hữu nhà nước; sở hữu tập thể; sở hữu tư nhân; sở hữu chung; sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội; sở hữu của tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp.
Sở hữu nhà nước là một loại hình thức sở hữu đặc biệt, ở nước ta hiện nay sở hữu nhà nước được hiểu là sở hữu toàn dân mà Nhà nước là đại diện. Theo đó, sở hữu nhà nước được quy định tại điều 53 Hiến pháp 2013:
“Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.”
Một lần nữa vấn đề trên được khẳng định lại trong Điều 197 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.”
Như vậy, toàn bộ những tư liệu sản xuất chủ yếu như đất đai, tài nguyên trên mặt biển, lòng đất, dưới đáy biển thuộc thềm lục địa Việt Nam… cùng với những tài sản khác theo quy định của pháp luật đều thuộc quyền quản lý, khai thác và sừ dụng cùa Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người đại diện cho nhân dân quản lý, nắm giữ những tư liệu sản xuất, là chủ sở hữu đối với tài sản được quy định và Nhà nước thực hiện quyền chiếm hữu sử dụng và định đoạt đối với các tài sản đó.
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đại diện, thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản thuộc sở hữu toàn dân. Chính phủ thống nhất quản lý và bảo đảm sử dụng đúng mục đích, hiệu quả và tiết kiệm tài sản thuộc sở hữu toàn dân. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu toàn dân được thực hiện trong phạm vi và theo trình tự do pháp luật quy định.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Tài sản của toàn dân phải có chủ sở hữu đích thực để thực hiện quyền sở hữu trong việc phát triển sản xuất, phát triển kinh tế- xã hội, bảo vệ an ninh quốc phòng của đất nước. Để sử dụng tài sản của nhân dân có hiệu quả cần phải trao quyền cho Nhà nước.
Khi tài sản thuộc sở hữu toàn dân được đầu tư vào doanh nghiệp thì Nhà nước thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản đó theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Cá nhân, pháp nhân được sử dụng đất, khai thác nguồn lợi thủy sản, tài nguyên thiên nhiên và các tài sản khác thuộc sở hữu toàn dân đúng mục đích, có hiệu quả, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật. Khi tài sản thuộc sở hữu toàn dân được giao cho cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân thì Nhà nước thực hiện quyền kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng tài sản đó.
Xem thêm : Chỉ số CPI là gì? Công thức tính chỉ số giá tiêu dùng CPI nhanh chóng
Khi tài sản thuộc sở hữu toàn dân được giao cho tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp thì Nhà nước thực hiện quyền kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng tài sản đó.
Ngoài ra, những tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước như những tài sản tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước bao gồm: Tài sản do tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hiến, biếu, tặng cho, đóng góp, viện trợ, tài trợ và các hình thức chuyển giao quyền sở hữu khác cho Nhà nước Việt Nam.
Tài sản vô chủ là tài sản mà chủ sở hữu đã từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản đó. Người đã phát hiện, người đang quản lý tài sản vô chủ là động sản thì có quyền sở hữu tài sản đó, trừ trường hợp luật có quy định khác; nếu tài sản là bất động sản thì thuộc về Nhà nước.
Tài sản bị đánh rơi bỏ quên theo Điều 230 Bộ luật dân sự 2015: Sau 01 năm, kể từ ngày thông báo công khai về tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận thì quyền sở hữu đối với tài sản này được xác định như sau:
a) Trường hợp tài sản bị đánh rơi, bỏ quên có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì người nhặt được được xác lập quyền sở hữu đối với tài sản đó theo quy định của Bộ luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; trường hợp tài sản có giá trị lớn hơn mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì sau khi trừ chi phí bảo quản, người nhặt được được hưởng giá trị bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc về Nhà nước;
b) Trường hợp tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên là tài sản thuộc di tích lịch sử – văn hóa theo quy định của Luật di sản văn hóa thì tài sản đó thuộc về Nhà nước; người nhặt được tài sản được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật.
Tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy mà không có hoặc không xác định được ai là chủ sở hữu thì sau khi trừ chi phí tìm kiếm, bảo quản, quyền sở hữu đối với tài sản này được xác định như sau:
+ Tài sản được tìm thấy là tài sản thuộc di tích lịch sử – văn hóa theo quy định của Luật di sản văn hóa thì thuộc về Nhà nước; người tìm thấy tài sản đó được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật;
+ Tài sản được tìm thấy không phải là tài sản thuộc di tích lịch sử – văn hóa theo quy định của Luật di sản văn hóa mà có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì thuộc sở hữu của người tìm thấy; nếu tài sản tìm thấy có giá trị lớn hơn mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì người tìm thấy được hưởng giá trị bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc về Nhà nước.
Người phát hiện tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu phải thông báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại. Sau 05 năm, kể từ ngày thông báo công khai mà không xác định được ai là chủ sở hữu tài sản là bất động sản thì bất động sản đó thuộc về Nhà nước; người phát hiện được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật.
Trường hợp không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp