Tài sản nhà nước thuộc quyền sở hữu của ai?

Tài sản nhà nước là gì? Tài sản nhà nước thuộc quyền sở hữu của ai? Tài sản nhà nước gồm những gì? Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị hiểu rõ hơn.

Tài sản nhà nước là gì?

Trước đây, Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về hình thức sở hữu nhà nước, theo đó:

Tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước bao gồm đất đai, rừng tự nhiên, rừng trồng có nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi tự nhiên ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời, phần vốn và tài sản do Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, công trình thuộc các ngành và lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, kỹ thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninh cùng các tài sản khác do pháp luật quy định. (Điều 200 Bộ luật dân sự năm 2005).

Tuy nhiên, Bộ luật dân sự hiện hành – Bộ luật dân sự năm 2015 có hiệu lực từ ngày 1/1/2017 quy định các quyền về nhân thân, tài sản của cá nhân, tổ chức, theo đó, mục 2 chương XIII Phần thứ hai của Bộ luật này có quy định về các hình thức sở hữu đó là: sở hữu toàn dân, sở hữu riêng, sở hữu chung. Như vậy không có hình thức sở hữu nhà nước.

Tuy nhiên, căn cứ Điều 197 Bộ luật Dân sự quy định về tài sản thuộc hình thức sở hữu toàn dân như sau:

Như vậy, xét dưới góc độ pháp luật dân sự, không có quy định về tài sản của Nhà nước mà chỉ có quy định về tài sản thuộc sở hữu toàn dân và nhà nước làm đại diện chủ sở hữu như các tài nguyên thiên nhiên, tài sản do nhà nước đầu tư, quản lý.

Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước năm 2008 đã được thay thế bởi Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 từ 01 tháng 01 năm 2018. Khoản 1 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công quy định như sau:

Như vậy, để phù hợp hơn với quy định của pháp luật dân sự về các hình thức sở hữu, luật mới thay thế cho Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước đã bỏ cụm từ “tài sản nhà nước”, thay thế bằng cụm “tài sản công” nhằm hướng tới các tài sản thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.

Tuy nhiên, thực tế, cụm từ “tài sản của Nhà nước” vẫn được sử dụng trong một số văn bản pháp luật như:

– Bộ Luật hình sự 2015 ( VD: Bộ luật hình sự năm 2015 có quy định về Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Điều 179),

– Nghị định 144/2021/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình (VD: Nghị định này quy định về xử phạt vi phạm hành chính với hành vi gây mất mát, hư hỏng hoặc làm thiệt hại tài sản của Nhà nước được giao trực tiếp quản lý).

Xét về bản chất, các tài sản của nhà nước theo các văn bản này là các tài sản thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Xét về mặt thực tế, “tài sản của nhà nước” vẫn là từ ngữ thực tế được nhiều người sử dụng.

Tài sản nhà nước thuộc quyền sở hữu của ai?

Căn cứ nội dung chúng tôi phân tích trên đây, có thể hiểu rằng: tài sản nhà nước là tài sản thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nói cách khác, tài sản nhà nước thuộc quyền sở hữu của toàn dân.

Tài sản nhà nước gồm có?

Điều 197 Bộ luật Dân sự quy định về tài sản thuộc hình thức sở hữu toàn dân như sau:

” Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.”

Như vậy, tài sản nhà nước gồm có Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý