>> Mẹ có thể quan tâm: Bà bầu nhịn tiểu có ảnh hưởng đến thai nhi không?
4. Mẹ bầu nằm võng nhiều cột sống bị ảnh hưởng
Phụ nữ mang thai nếu không được cung cấp đủ canxi lại thêm chế độ sinh hoạt kém khoa học, có thói quen nằm võng khi mang thai dễ gặp phải các vấn đề liên quan đến xương sống, đau dây thần kinh cột sống và thoát vị đĩa đệm…
Bạn đang xem: Nằm võng khi mang thai có ảnh hưởng gì đến thai nhi không?
Mách bầu tư thế nằm chuẩn khi mang thai
Bên cạnh nằm võng khi mang thai, mẹ nên tham khảo các tư thế nằm phù hợp theo từng thời điểm để giấc ngủ ngon hơn nhé.
1. Giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất
Trong giai đoạn này, thai nhi vẫn còn nhỏ và bụng mẹ bầu cũng chưa quá lớn. Do đó, bầu có thể nằm ngủ nhiều tư thế, ngay cả nằm ngửa cũng sẽ không ảnh hưởng nhiều đến thai nhi. Tuy nhiên, mẹ nên tránh nằm sấp, vì tư thế này không tốt cho sức khỏe của mẹ bầu.
2. Giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2
Xem thêm : Văn bản thông tin là gì? [Cập nhập 2022]
Tại thời điểm này, bầu đã có thể nhìn thấy bụng mình “lấp ló” sau lớp áo. Bà bầu nên chú ý bảo vệ bụng, tránh các lực va đập từ bên ngoài.
Tư thế nằm nghiêng lúc này sẽ giúp mẹ cảm thấy thoải mái hơn. Đặc biệt, nếu cảm thấy phần chân hơi nặng nề, bầu có thể dùng một chiếc gối mềm để kê cao chân.
>> Mẹ có thể quan tâm: Bà bầu bị nổi mụn ở lưng có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?
3. Giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3
Tử cung của mẹ có xu hướng xoay về phía bên phải trong những tháng cuối thai kỳ, do đó, các chuyên gia thường khuyến khích bạn nên nằm nghiêng về phía bên trái để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.
Xem thêm : Làm gì để hạn chế hội chứng bàn tay – chân trong lúc hóa trị?
Mẹ bầu có thể dùng gối nhỏ đỡ bụng khi nằm. Đặc biệt, chỉ nên hơi cong chân, tránh tư thế nằm “co ro” như con tôm, không có lợi cho sức khỏe.
Cách giúp mẹ bầu nằm ngủ ngon giấc hơn
Ngoài việc nằm võng khi mang thai, mẹ nên làm những việc sau để cải thiện giấc ngủ ngon và sau hơn nhé.
- Tập thể dục nhẹ nhàng sẽ giúp xương khớp được thư giãn; tăng độ dẻo dai; khả năng lưu thông máu tốt hơn và giúp cải thiện giấc ngủ tốt hơn.
- Bổ sung nhóm thực phẩm giàu vitamin B giúp cải thiện tâm trạng căng thẳng và mệt mỏi; mẹ dễ đi vào giấc ngủ hơn.
- Mỗi ngày, mẹ nên uống 2,5 – 3 lít nước giúp thanh lọc cơ thể; giúp các hoạt động trao đổi chất diễn ra thuận lợi và ngủ ngon hơn.
- Hạn chế dùng các món ăn cay, chua, chiên xào nhiều dầu mỡ; tránh các thức uống chứa caffeine.
- Massage chân giúp giảm cảm giác đau mỏi; thải độc tố; giúp khí huyết lưu thông và ngủ ngon hơn.
- Mẹ hãy tránh xa điện thoại và các thiết bị điện tử ít nhất 30 phút trước khi đi ngủ.
- Mẹ nên dành khoảng 30 phút trước khi ngủ để nghe nhạc hoặc đọc các thể loại sách yêu thích.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp