Tại sao bầu trời lại có màu xanh?

frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen="">
Video tại sao bầu trời lại có màu xanh

Sắc trời đổi màu quanh năm nhưng màu xanh luôn được coi là màu mặc định. Bạn có bao giờ thắc mắc điều gì thực sự đã mang lại sắc xanh cho da trời?

Tầm nhìn của con người được xác định nhờ các chùm ánh sáng trắng từ mặt trời. Những chùm sáng trắng này chứa tất cả các màu sắc của cầu vồng và chúng di chuyển ở các tần số khác nhau. Bầu trời có màu xanh lam là kết quả của quá trình các phân tử oxy và ni-tơ trong bầu khí quyển Trái Đất phân tán các ánh sáng màu xanh (có bước sóng ngắn) từ ánh sáng mặt trời hơn là ánh sáng màu đỏ (bước sóng dài).

Tuy nhiên, khi hoàng hôn xuống, chúng ta lại nhìn thấy sắc trời có màu đỏ, cam và tím là bởi ánh sáng xanh khi đó đã bị phân tán ra khỏi tầm nhìn. Khí quyển có thể phân tán ánh sáng bởi vì trường điện từ của sóng ánh sáng tạo ra những khoảnh khắc lưỡng cực điện trong các phân tử khí.

Bầu trời không có màu tím vì màu này có bước sóng ngắn nhất trong cầu vồng. Khi nằm bên ngoài dải màu, sắc tím bị hấp thụ vào tầng khí quyển trên cao và không bị ánh sáng mặt trời phân tán liên tục. Nhưng có một điều chắc chắn rằng chúng ta hoàn toàn có thể nhìn thấy màu tím và màu chàm khi cầu vồng thực sự xuất hiện.

Mắt người cũng có khả năng phân tích ánh sáng. Võng mạc là nơi hội tụ của các tế bào hình nón, chúng tiếp nhận các màu sắc như xanh lá cây, xanh dương và đỏ. Khi quan sát da trời, cảm thụ mùa xanh của chúng ta được kích thích nhiều hơn hai màu kia. Kết hợp cả 2 yếu tố bao gồm sự tán xạ màu xanh của ánh sáng và khả năng cảm thụ của mắt, chúng ta nhìn thấy bầu trời có màu xanh.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!