Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đặng Thị Thu Thủy
Bé uống sữa công thức bị nôn là một hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên, nếu trẻ nôn ói nhiều lần trong ngày thì mẹ nên quan sát con và đưa đi thăm khám kịp thời bởi tình trạng này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của con. Vậy nguyên nhân khiến trẻ bú sữa công thức bị nôn trớ là gì và làm sao để khắc phục? Hãy cùng bài viết dưới đây tìm câu trả lời chi tiết mẹ nhé!
Bạn đang xem: Kabrita Việt Nam
Phân biệt tình trạng trẻ nôn trớ sữa sinh lý và bệnh lý
Tình trạng trẻ uống sữa công thức hay bị trớ do nhiều nguyên nhân, phân thành nôn trớ sinh lý và nôn trớ bệnh lý (trào ngược). Mẹ cần xác định tình trạng trớ sữa của trẻ thuộc loại nào để có cách xử lý phù hợp. Cụ thể:
Trớ sữa thông thường:
Đây là hiện tượng nôn trớ thường gặp trong 3 tháng đầu sau sinh, không làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Khi gặp tình trạng này, thỉnh thoảng trẻ sơ sinh có thể trớ 1 ít sữa sau bú, nấc cụt hoặc ho nhẹ.
Trớ sữa nặng/trào ngược:
Khi con bị trào ngược, bé sẽ ói nhiều phun thành vòi, ói sau khi bú 1 giờ, bị ói thường xuyên, cáu gắt, khóc nhiều, khó ngủ, bỏ bú, tăng cân chậm… Với trường hợp này, mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ và điều trị sớm.
Trớ sữa sinh lý và trào ngược thực quản đều gây ra tình trạng trẻ ăn sữa công thức bị nôn.
Nguyên nhân bé uống sữa công thức bị nôn
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bé bị nôn khi uống sữa công thức. Dưới đây là 5 nguyên nhân phổ biến:
Trẻ uống lượng sữa quá nhiều
Kích thước dạ dày của trẻ sơ sinh rất nhỏ và kích thước này sẽ tăng dần theo ngày tuổi của trẻ. Chẳng hạn như dạ dày trẻ sơ sinh mới để chỉ chứa khoảng 2- 7 ml sữa, trẻ 3 ngày tuổi thì dạ dày chỉ chứa khoảng 22 – 27 ml sữa hay dạ dày trẻ từ 1 tháng có thể chứa dung tích sữa khoảng 80-150ml,… Nếu mẹ cho bé bú quá nhiều, điều này có thể gây ra hiện tượng trớ sữa.
Công thức sữa khó tiêu hóa
Nếu trẻ uống sữa công thức chứa đạm khó tiêu, tỷ lệ dinh dưỡng không đảm bảo có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa. Nếu lượng sữa không được tiêu hóa hết sẽ bị giữ lại ở trong dạ dày, từ đó tăng nguy cơ gây ra trào ngược ở trẻ.
Dị ứng sữa
Trẻ bị dị ứng sữa công thức là tình trạng hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng với protein động vật trong sữa. Theo đó, cơ thể bé sẽ tự động sản xuất kháng thể IgE kích hoạt các phản ứng dị ứng, đẩy chất lạ (sữa công thức) ra ngoài cơ thể gây nôn, ọc sữa. Khi nôn do dị ứng sữa, ngoài các biểu hiện dị ứng thông thường, bé còn khó hoặc không hấp thu protein sữa gây suy dinh dưỡng, sút cân.
Cơ vòng dạ dày – thực quản của bé còn yếu
Xem thêm : Chế độ dinh dưỡng sau mổ có gì đặc biệt?
Nguyên nhân gây ra tình trạng bé uống sữa công thức bị nôn có thể do cơ vòng dạ dày – thực quản. Cụ thể, do hoạt động đóng mở của cơ vòng để giữ thức ăn trong dạ dày chưa tối ưu, nên trẻ dễ bị trào ngược thức ăn lên thực quản.
Vị trí của tâm vị và thực quản chưa phát triển hoàn thiện
Trẻ ăn sữa công thức bị nôn còn có thể do vị trí tâm vị và thực quản. Cụ thể, trẻ sơ sinh có cổ dạ dày và thực quản thẳng hàng chứ không gập góc ở tâm vị như dạ dày người trưởng thành. Điều này sẽ khiến dạ dày dễ trớ sữa về thực quản hơn.
Trẻ bú sữa công thức bị nôn trớ có thể do vị trí của tâm vị và thực quản chưa phát triển hoàn thiện.
Trẻ sơ sinh uống sữa công thức bị nôn trớ có nguy hiểm không?
Nôn trớ thường xuất hiện khi cơ thể bé bị dị ứng với bất kỳ loại thực phẩm hoặc thức ăn nào đó. Tương tự, nếu trẻ không hợp sữa công thức cũng sẽ xuất hiện tình trạng nôn trớ.
Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý, hầu hết trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đều bị nôn trớ nên không phải trường hợp nào bé bú sữa xong bị nôn trớ nghĩa là bé không hợp sữa. Chỉ khi trẻ nôn trớ liên tục, tần suất nhiều, bú xong là nôn hoặc khó nuốt thì rất có thể trẻ đã bị dị ứng sữa.
Việc nôn trớ, trào ngược sữa thường xuyên sẽ khiến bé bị mất nước (giống như tiêu chảy), mất dịch dạ dày và các loại men tiêu hoá… Chưa kể, dịch ói có thể bị trào vào phế quản, phổi, tai gây viêm nhiễm.
Trẻ uống sữa công thức hay bị trớ nhưng vẫn tăng cân có sao không?
Bé ói liên tục nhưng vẫn tăng cân có thể do lượng bú mỗi cữ tăng hơn so với dung tích dạ dày, chứ không đồng nghĩa bé vẫn phát triển tốt. Thực chất, hệ tiêu hoá và hệ bài tiết non nớt của bé đang phải làm việc quá sức, nếu để kéo dài có nguy cơ ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của bé về sau.
Cha mẹ nên làm gì khi bé uống sữa công thức bị nôn?
Khi trẻ ăn sữa công thức bị nôn, mẹ có thể tham khảo và áp dụng những cách khắc phục dưới đây:
Đổi loại sữa khác êm dịu với tiêu hóa của con
Nếu sữa công thức trẻ đang uống có nhiều đạm khó tiêu, gây ra tình trạng nôn trớ thì khuyến khích phụ huynh nên đổi loại sữa khác cho con. Mẹ nên ưu tiên chọn sản phẩm có công thức êm dịu để hạn chế gây kích ứng, đồng thời dễ tiêu hóa để giảm tình trạng đầy hơi, nôn trớ,…
Sữa dê Kabrita sở hữu công thức dịu nhẹ là một gợi ý đáng cân nhắc. Sản phẩm kế thừa đặc tính êm dịu của sữa dê nguyên bản như có đạm quý A2 βcasein, không có đạm A1 βcasein và có nồng độ αs1 casein thấp, tạo ra mảng sữa mềm và lỏng. Qua đó, giúp trẻ tiêu hóa khỏe mạnh, giảm tình trạng đầy hơi, nôn trớ.
Bên cạnh đó, Kabrita còn chứa hàm lượng Oligosaccharides, Nucleotide, chất xơ GOS, Beta-palmitate giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giảm thiểu tình trạng chướng bụng. Đặc biệt, với công thức không thêm đường, không hương liệu nên sữa dê Kabrita có hương vị thơm ngon, thanh nhẹ, thơm béo tự nhiên, giúp bé dễ dàng làm quen và uống ngon miệng.
Xem thêm : 10 cách tẩy tế bào chết bằng sữa tươi hiệu quả cho mặt và body
Để tham khảo giá và mua được sữa dê Kabrita chính hãng, phụ huynh có thể truy cập tại https://www.kabrita.vn/collections/sua-kabrita hoặc đến trực tiếp hệ thống siêu thị ConCung, Bibomart, Kidsplaza, Bé Bụ Bẫm, Babymall & Care trên toàn quốc.
Sữa dê Kabrita được nhập khẩu nguyên lon từ Hà Lan, đạt các chứng nhận an toàn GRAS, EFSA,… nên mẹ hoàn toàn an tâm khi cho trẻ sử dụng mỗi ngày.
Cho bé bú số cữ vừa đủ
Mẹ nên điều chỉnh số cữ bú theo nhu cầu của bé, khoảng 14 cữ trong ngày đầu đến 10 cữ sau tuần đầu và 8 cữ sau tháng đầu.Ngoài ra, thay vì cho trẻ bú một lượng sữa lớn, mẹ nên giảm lượng sữa khoảng 30-50ml mỗi lần bú. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên điều chỉnh khoảng cách giữa các cữ bú ít nhất 2 tiếng rưỡi để dạ dày được làm trống, tránh gây ra trào ngược.
>>> Tham khảo thêm: Lượng sữa cho bé bú bình: Bảng tham khảo và cách tính
Pha sữa theo đúng hướng dẫn trên bao bì
Các mẹ nên tuân theo chỉ dẫn trên bao bì để đảm bảo pha sữa đúng, giúp duy trì trọn vẹn dưỡng chất. Qua đó, giúp hạn chế gây ra các vấn đề về tiêu hóa.
Cho bé bú đúng cách
Để giảm thiểu tình trạng bé uống sữa công thức bị nôn, mẹ cần cho trẻ bú đúng tư thế. Cụ thể, mẹ nên giữ cho bình sữa nghiêng 45 độ, sao cho sữa luôn ngập cổ bình. Cách này sẽ hạn chế không khí đi vào dạ dày gây ra triệu chứng trớ sữa sau khi bú.
Không nên đặt bé nằm hoặc hoạt động mạnh ngay sau khi bú
Sau khi bú, không nên cho trẻ nằm hoặc hoạt động mạnh vì rất dễ xảy ra tình trạng nôn. Theo đó, mẹ nên cho bé ợ hơi và bế bé thẳng đứng thêm 15′ – 30′ trước khi cho bé nằm. Cách này sẽ giúp bé tránh được tình trạng bị đầy bụng, khó tiêu.
Hỗ trợ bé ợ hơi sau khi bú xong
Hỗ trợ bé ợ hơi cũng là một trong những cách giúp con cảm thấy thoải mái, dễ chịu, giảm tình trạng nôn trớ sau khi bú hiệu quả. Để vỗ ợ hơi cho con mẹ đặt con ngồi vững trên đùi với toàn bộ cơ thể hơi ngả về phía trước. Tiếp theo, mẹ dùng một tay đỡ nhẹ phần cằm và tay còn lại xoa nhẹ nhàng khắp lưng theo chiều từ dưới lên trên.
Vỗ ợ hơi sau cữ bú có tác dụng đẩy hết khí thừa ra ngoài để trẻ cảm thấy thoải mái hơn.
Đặt bé nằm ngủ trên nệm có độ dốc
Một tư thế ngủ đúng sẽ giúp con yêu cải thiện hiệu quả tình trạng bị nôn sau khi uống sữa công thức. Mẹ nên đặt bé nằm ngủ trên nệm có độ dốc, đầu cao hơn dạ dày, đồng thời kê thêm một gối ở lưng để bé nằm nghiêng trái. Tư thế ngủ này sẽ giúp bé cảm giác dạ dày êm hơn, từ đó dễ ngủ.
Hy vọng với những thông tin trên, các mẹ đã biết được nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng bé uống sữa công thức bị nôn. Bên cạnh đó, mẹ lưu ý không cho trẻ sử dụng các loại thuốc chống nôn mà không có chỉ định của bác sĩ. Nếu tình trạng này kéo dài, bố mẹ nên đưa con đi khám để bác sĩ tư vấn cách xử lý khác tốt hơn, tránh nguy hiểm đến sức khỏe.
>>> Xem thêm:
- Những nguyên nhân khiến trẻ uống sữa công thức bị táo bón
- Bé uống sữa công thức bị tiêu chảy do đâu và cách xử lý như thế nào?
- Trẻ sơ sinh bị sặc sữa: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp