Nuôi cá betta không những đem lại niềm vui mà còn đem đến vẻ đẹp và sự sang trọng cho không gian. Khi nuôi cá, nhiều anh em lo lắng do chưa có kinh nghiệm, thấy cá betta hay nằm dưới đáy, cá betta ít bơi, cá betta nằm im dưới đáy hoặc sợ cá bị bệnh nên muốn tìm hiểu rõ. Thế thì bài viết này đích thực là dành riêng cho bạn đó, cả nguyên nhân và cách chữa trị đều có ở đây. Xem ngay để có giải pháp giúp cá khỏe mạnh và linh hoạt hơn bạn nhé!
- Lương điều dưỡng viên 2023 như thế nào?
- Hiểu thế nào là “thiết yếu” và “nhu cầu thiết yếu” đối với con người trong bối cảnh phòng, chống dịch bệnh Covid truyền nhiễm
- Địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam khác nhau như thế nào?
- Trẻ sơ sinh sau khi rụng rốn cần làm gì MẸ ĐÃ BIẾT CHƯA?
- Để lộ ảnh và thông tin CCCD gắn chip, người dân có thể đối mặt với những rủi ro gì?
Nguyên nhân cá betta hay nằm dưới đáy
Khi đặt cá vào bể, betta thường bơi lội tung tăng ở giữa bể hoặc gần mặt nước. Chúng rất hiếm khi sống ở tầng đáy. Vậy lý do gì khiến chú cá betta của bạn cứ nằm ở dưới đáy hoài? Có 3 nguyên nhân dẫn đến tình trạng này ở cá:
Bạn đang xem: Cá betta hay nằm dưới đáy: nguyên nhân & cách chữa trị
- Nhiệt độ nước trong bể quyết định trực tiếp đến sức khỏe và tập tính sinh hoạt của cá betta. Cụ thể, cá thích sống ở nhiệt độ 25 – 28 độ C, nếu nhiệt độ nước thấp hơn mức này, cá sẽ hoảng sợ và cố gắng lui xuống đáy để nhận nhiệt độ cao hơn. Nhiệt độ thấp không những khiến cá sợ mà còn làm suy giảm sức đề kháng, khiến cá bị nhiễm các căn bệnh như đốm trắng,…
- Chất lượng nước không đảm bảo: Nước trong bể không sạch, có nhiều cặn và kiềm chua làm cá khó di chuyển, chúng cũng bị cạn kiệt năng lượng, dẫn đến không thể bơi và hay nằm dưới đáy đó ạ.
- Phơi nắng quá nhiều: Đúng là ánh nắng tự nhiên sẽ làm cá lên màu đẹp và tươi sáng hơn, tuy nhiên phơi nắng quá nhiều làm cá bị mất sức và mệt mỏi, rồi không muốn bơi lội gì nữa, cứ nằm mãi dưới đáy thôi.
Cách chữa trị cá betta hay nằm dưới đáy (cá betta ít bơi)
Như vậy bạn đã biết tại sao cá hay nằm dưới đáy rồi. Xử lý thật nhanh và đơn giản với các hướng dẫn đến từ chuyên gia bạn nhé!
1. Đảm bảo nhiệt độ nước thích hợp
Nguồn nước có nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp đều là lý do khiến sức đề kháng của cá suy giảm. Do đó, bạn lưu ý luôn duy trì nhiệt độ trong khoảng 25 – 28 độ C để cá lớn khỏe. Đặt bể ở nơi thoáng mát, không đặt gần bếp hoặc nơi có nguồn nhiệt trực tiếp. Nếu có điều kiện, bạn có thể tậu máy đo nhiệt độ để chăm cá betta tốt hơn nhé.
2. Thay nước và vệ sinh bể thường xuyên
Đây là điều tiên quyết khi chăm cá, tuy nhiên nhiều anh em lại bỏ qua. Để giữ cá bơi lội tung tăng, không nằm dưới đáy, bạn nhớ thay nước thường xuyên ít nhất 1 – 2 lần/tuần và vệ sinh, hút cặn cho bể khoảng 2 ngày/lần nhé. Nếu thấy bể có cặn, nước dơ thì chủ động thay nước sớm để đảm bảo môi trường sống tốt nhất cho cá.
3. Không cho cá ăn quá nhiều
Thức ăn là 1 yếu tố vô cùng quan trọng trong quá trình nuôi cá betta, nó ảnh hướng trực tiếp đến sức khỏe toàn diện của cá. Trong quá trình cho ăn & các loại thức ăn cần phải lựa chọn kỹ càng và an toàn cho cá.
Cá yếu tố cần tránh:
- Thức ăn (trùn chỉ, trùn huyết, lăng quăng) mới vớt, còn dơ, chưa được vệ sinh sạch.
- Thức ăn không phù hợp cho cá betta: hạt to, mùi vị làm cá khó chịu, thức ăn bị quá hạn hoặc hư.
- Cho cá ăn quá nhiều làm dơ nước ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của cá.
- Đặc biệt và rất nhiều người thường mắc phải đó là cho cá ăn quá nhiều, làm cá bị khó tiêu dẫn đến tình trạng cá không vận động nằm im một chổ.
4. Không cho cá tắm nắng quá nhiều
Một tuần bạn chỉ nên cho cá tắm nắng 2 – 3 hôm, vào lúc 7 – 8h sáng để đạt hiệu quả tốt. Tuyệt đối không cho cá tắm canh giờ giữa trưa vì nắng rất gắt, chứa nhiều tia cực tím ảnh hưởng đến sức khỏe bạn nhé.
Trên đây là tất tần tật nguyên nhân và cách xử lý khi cá betta hay nằm dưới đáy, hy vọng là hữu ích cho bạn. Nếu vẫn còn băn khoăn, bạn để lại bình luận ngay bên dưới để Shopheo hỗ trợ bạn kịp thời, miễn phí 100% nhé. Chúc bạn chăm cá thành công!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp