Quần lót bị kiến bu có phải tiểu đường không?

Quần lót bị kiến bu có phải tiểu đường không và khi nào có nguy cơ cao mắc bệnh?

Hầu hết dấu hiệu tiểu đường sẽ khó nhận biết ở thời gian đầu mắc bệnh. Các triệu chứng có thể phát triển chậm đến mức nhiều người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 sau nhiều năm mới phát hiện ra.

Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ khuyên rằng mọi người trưởng thành nên tiến hành thăm khám và làm các xét nghiệm sàng lọc bệnh tiểu đường từ tuổi 35. Những người thừa cân và có thêm các yếu tố nguy cơ của tiểu đường thì nên sàng lọc trước tuổi 35.

Đặc biệt, hiện tượng quần lót bị kiến bu có phải tiểu đường không thì nguy cơ sẽ rất cao nếu bạn có thêm các dấu hiệu của bệnh tiểu đường sau đây:

  • Khát nước liên tục và đi tiểu thường xuyên: Khi đường glucose tích tụ trong máu, nó buộc thận phải làm việc nhiều hơn để hấp thu lại lượng đường dư thừa này. Tới một thời điểm mà thận không thể theo kịp, đường sẽ đi vào nước tiểu kéo theo chất lỏng trong các mô của cơ thể. Cơ thể bị mất nước nên khát hơn, từ đó uống nhiều nước hơn và đi tiểu cũng nhiều hơn.
  • Mệt mỏi hơn bình thường: Đường trong máu cao nhưng cơ thể lại không sử dụng được, bị đói năng lượng gây ra mệt mỏi. Ngoài ra, mất nước cũng sẽ làm bạn mệt mỏi hơn bình thường.
  • Nhìn mờ: Đường huyết cao kéo chất lỏng, chủ yếu là nước ra khỏi các mô, trong đó có thủy tinh thể của mắt. Điều này khiến khả năng tập trung của mắt bị ảnh hưởng. Nếu được điều trị thì hiện tượng mờ mắt sẽ mất đi. Nếu không, các mạch máu mới có thể hình thành ở võng mạc và gây hư hại các mạch máu khác. Theo thời gian, quá trình thay đổi của mạch máu này sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng nhìn, thậm chí gây mù lòa.
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân: Mất đường ra khỏi nước tiểu đồng nghĩa với mất đi calo và nước, dẫn đến sụt cân. Tình trạng này xảy ra ở người bệnh tiểu đường tuýp 1 và một số người bệnh tuýp 2.