Hiện nay, không có nghiên cứu khoa học nào trên thế giới chứng minh ăn đồ ngọt hay thực phẩm có đường có thể giúp điều trị và làm giảm đi hiện tượng đau bụng kinh. Ngược lại nó còn có thể làm các cơn đau trở nên trầm trọng hơn và cũng gây nên những tác hại ảnh hưởng đến sức khỏe. Những tác hại đó bao gồm :
2.1 Làm tăng mức độ và làm trầm trọng hơn các cơn đau bụng kinh
Thông thường khi bắt đầu có kinh, các tế bào nội mạc tử cung sẽ tạo thành lớp niêm mạc tử cung, các lớp niêm mạc này sản xuất một lượng lớn hoạt chất Prostaglandin. Prostaglandin là một trong những chất trung gian mạnh gây tăng lưu lượng máu, co thắt mạch máu, đông máu, đau, điều hòa hóa học (tín hiệu hóa học triệu tập các tế bào bạch cầu), và rối loạn chức năng của các mô và cơ quan sau đó. Khi lớp niêm mạc này bị phá vỡ trong giai đoạn hành kinh, các chất Prostaglandin sẽ được giải phóng. Chúng làm co mạch máu trong tử cung và làm cho lớp cơ trơn tử cung co lại, gây ra những cơn đau quặn thắt. Hoạt chất Prostaglandin cũng đi vào máu, gây nhức đầu, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, đau nhức cơ bắp. Trên thực tế, tất cả các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) đều có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc sản xuất quá mức các Prostaglandin. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng mức độ Prostaglandin ở phụ nữ bị đau bụng kinh cao hơn so với phụ nữ ít hoặc không bị đau.
Bạn đang xem: Tại sao đến tháng lại thèm đồ ngọt?
Xem thêm : Cách ghi địa chỉ nhà, ngõ, ngách cho đúng
Khi ăn các loại đồ ngọt, thực phẩm nhiều đường,cơ thể sẽ sản sinh ra nhiều loại hóa chất gây viêm, bao gồm cả Prostaglandin, như một phản ứng đối với việc tăng lượng đường trong máu. Đây là phản ứng của cơ thể đối với các tác nhân độc hại và miễn là chúng còn tồn tại, các chất Prostaglandin sẽ tiếp tục được sản xuất và thêm vào quá trình viêm. Từ đó, nồng độ Prostaglandin đã cao trong khi hành kinh nay lại càng tăng do sự đáp ứng của cơ thể với đồ ngọt, làm các cơn đau bụng kinh trở nên trầm trọng hơn. Nói cách khác, đường là chất có thể làm tăng nồng độ Prostaglandin trong cơ thể, vì thế chị em cần tránh ăn đồ ngọt và các thực phẩm có nhiều đường trong thời gian trước và trong khi hành kinh.
2.2 Gây rối loạn nội tiết tố
Về mặt sinh lý, cảm giác thèm ăn đồ ngọt thường là do sự thay đổi của các Hormone trong cơ thể người phụ nữ. Trước khi giai đoạn hành kinh, cơ thể bắt đầu có sự sụt giảm nồng độ Hormone Progesterone và tăng Estrogen, điều này có thể khiến lượng đường trong máu giảm xuống. Khi lượng đường trong máu giảm, não sẽ gửi tín hiệu để bổ sung lượng đường cho cơ thể và do đó cảm giác thèm ăn đồ ngọt xảy ra. Tình trạng thèm ăn đồ ngọt cũng có thể liên quan đến sự thay đổi của Hormone Serotonin. Phụ nữ bị hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS), thường có lượng Hormone Serotonin thấp hơn mức cần thiết, điều này này có thể gây ra cảm giác thèm ăn đường.
Tuy nhiên, khi chế độ ăn quá nhiều đường vào trước hoặc trong thời gian hành kinh có thể làm thay đổi nồng độ hormone Progesterone và Estrogen, từ đó gây rối loạn nội tiết, yếu tố gián tiếp làm các cơn đau bụng kinh hình thành.
2.3 Làm tăng các triệu chứng đi kèm với đau bụng kinh
Xem thêm : Nước tương và xì dầu có phải là một không?
Tiêu thụ thực phẩm có đường hoặc đồ ngọt có thể khiến lượng đường trong máu tăng đột biến và tuyến tụy tiết ra nhiều hormone Insulin hơn. Vài giờ sau, lượng đường trong máu sẽ bắt đầu giảm nhanh chóng, khiến cơ thể người phụ nữ cảm thấy mệt mỏi, mất ngủ, cáu kính, thay đổi tâm trạng.
2.4 Giảm cảm giác thèm ăn
Khi ăn đồ ngọt, lượng đường trong máu sẽ bắt đầu tăng, cơ thể sẽ truyền các dẫn truyền thần kinh đến não với thông điệp là ‘tôi đã no’ và không cần bổ sung thêm chất dinh dưỡng nào cả. Điều này làm chị em giảm cảm giác thèm ăn, trong khi thực chất cơ thể lại chưa bổ sung thêm bất kỳ dinh dưỡng gì thêm. Hậu quả của quá trình này là cơ thể sẽ bị thiếu chất, suy dinh dưỡng.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp