Câu hỏi:
Vì sao gọi là trật tự hai cực Ianta?
A. Đại diện hai nước Liên Xô va Mĩ phân chia khu vực ảnh hưởng.
Bạn đang xem: Vì sao gọi là trật tự hai cực Ianta?
B. Tại Hội nghị, các nước bàn biện pháp kết thúc sớm Chiến tranh thế giới thứ hai.
C. Tại Hội nghị Ianta, Liên Xô và Mĩ phân chia khu vực ảnh hưởng và đại diện cho hai phe.
D. Thế giới đã xảy ra nhiều cuộc xung đột Ianta.
Xem thêm : Cách tẩy keo con chó triệt để
Đáp án đúng C
Gọi là trật tự hai cực Ianta vì tại Hội nghị Ianta, Liên Xô và Mĩ phân chia khu vực ảnh hưởng và đại diện cho hai phe, với Hội nghị Ianta phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa các cường quốc đã hình thành nên trật tự thế giới mới do Mĩ và Liên Xô đứng đầu đại diện cho hai phe là đế quốc chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.
Giải thích lý do chọn đáp án đúng là C
– Từ ngày 4 đến 11/2/1945, Mĩ (Rudơven), Anh (Sớcsin), Liên Xô (Xtalin) họp hội nghị quốc tế ở Ianta (Liên Xô) để thỏa thuận việc giải quyết những vấn đề bức thiết sau chiến tranh và hình thành một trật tự thế giới mới.
– Diễn biến: Hội nghị diễn ra gay go, căng thẳng. Vì thực chất của Hội nghị là cuộc đấu tranh gay go và quyết liệt, để phân chia phạm vị thế lực, phân chia thành quả chiến tranh của các lực lượng mạnh, giữ vai trò chủ chốt nhất trong chiến tranh. Sự phân chia đó có liên quan đến hòa bình, an ninh và trật tự thế giới sau này.
Với Hội nghị Ianta phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa các cường quốc đã hình thành nên trật tự thế giới mới do Mĩ và Liên Xô đứng đầu đại diện cho hai phe: đế quốc chủ nghĩa (tư bản chủ nghĩa) và xã hội chủ nghĩa. Đó chính là trật tự hai cực Ianta.
– Nội dung của Hội nghị:
Xem thêm : 7 Cách đóng tiền điện online nhanh chóng, mọi lúc mọi nơi
+ Về việc kết thúc chiến tranh: 3 nước thống nhất tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật; Liên Xô sẽ tham gia chống Nhật khi chiến tranh kết thúc ở châu Âu.
Ba cường quốc thống nhất thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc để giữ gìn hòa bình an ninh và trật tự thế giới sau chiến tranh. Thỏa thuận việc đóng quân, giải giáp quân đội phát xít và phân chia phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc thắng trận ở châu Âu và Á:
+ Ở châu Âu: Liên Xô chiếm Đông Đức, Đông Âu; Mĩ, Anh, Pháp chiếm Tây Đức, Tây Âu.
+ Theo thỏa thuận của hội nghị Pốtxđam (Đức, tổ chức từ ngày 17/7/1945 đến ngày 2/8/1945), việc giải giáp quân Nhật ở Đông Dương được giao cho quân đội Anh vào phía Nam vĩ tuyến 16 và quân đội Trung Hoa Dân quốc vào phía Bắc.
– Những quyết định của hội nghị Ianta đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới, thường được gọi là “Trật tự hai cực Ianta”. Nhìn chung, nội dung các bản hòa ước là thỏa đáng, đáp ứng được lợi ích của nhân dân các nước chiến thắng và không quá khắc khe, nặng nề đối với nhân dân các nước chiến bại.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp