Mối quan hệ giữa lạm phát và lãi suất trong đầu tư tài chính

Trong đầu tư tài chính, lạm phát và lãi suất luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, ảnh hưởng đáng kể đến sự vận hành chung của nền kinh tế. Đối với vai trò là một nhà đầu tư, bạn cần tìm hiểu kỹ để lên kế hoạch ứng phó hiệu quả, đảm bảo thành công trước mọi biến động của thị trường tài chính. Cùng Ngân hàng số Timo tham khảo ngay những cập nhật hữu ích ngay sau đây.

>> Tham khảo: Nên đầu tư gì khi lạm phát tăng cao tại Việt Nam?

Lạm phát là gì?

Lạm phát là tình trạng hàng hoá, dịch vụ tăng giá liên tục trong một khoảng thời gian nhất định, dẫn đến sự mất giá của một loại tiền tệ bất kỳ. Hiện tượng này xảy ra phổ biến ở mọi quốc gia, trong các giai đoạn phát triển kinh tế khác nhau. Khi so sánh ở phương diện thị trường thế giới, lạm phát cho thấy tình trạng sụt giảm giá trị tiền tệ của quốc gia này so với quốc gia khác.

Lãi suất là gì?

Lãi suất là tỷ lệ phần trăm được tính dựa vào số tiền gốc phải chi trả trong một khoảng thời gian được cam kết từ trước. Thông thường, chỉ số này được tính theo năm. Đây là công cụ quan trọng trong chính sách tiền tệ hiện hành. Theo đó, ngân hàng trung ương của các quốc gia sử dụng lãi suất để điều tiết chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, chẳng hạn như: Lạm phát, đầu tư, thất nghiệp,…

Trong trường hợp gửi tiền vào ngân hàng, bạn sẽ nhận được số lãi tương ứng với số tiền gốc trước đó. Nhìn chung, mức lãi suất thường không cố định, phụ thuộc vào biến động của thị trường tài chính cũng như nền kinh tế nói chung.

>> Chi tiết:

  • Lãi suất cơ sở là gì?
  • Lãi suất điều hành là gì?
  • Lãi suất chiết khấu là gì?
  • Lãi suất huy động là gì?

Mối quan hệ giữa lạm phát và lãi suất trong đầu tư tài chính

Trong lĩnh vực đầu tư tài chính, lạm phát và lãi suất có mối quan hệ vô cùng chặt chẽ, cụ thể như sau:

Mối quan hệ tác động qua lại

Khi lãi suất của ngân hàng giảm, tỷ lệ lạm phát sẽ tăng cao. Ngược lại, khi ngân hàng nhà nước tiến hành chính sách thắt chặt tiền tệ, tăng lãi suất cơ bản, các ngân hàng thương mại cũng sẽ đẩy cao mức lãi suất cho vay. Điều này dẫn đến giảm nhu cầu về tiền.

Thay vì đi vay hoặc sử dụng tiền, người dân có xu hướng gửi tiền mặt vào ngân hàng để hưởng lãi suất. Trong trường hợp này, nhu cầu tiêu dùng thấp hơn và nguy cơ tăng giá hàng hoá sụt giảm đáng kể. Lượng tiền lưu thông trên thị trường ngừng tăng, ảnh hưởng tích cực đến giá trị đồng tiền quốc gia đó. Do vậy, tỷ lệ lạm phát thấp.

Một số quy luật thị trường có thể kể đến gồm:

  • Chỉ số lạm phát luôn nhỏ hơn lãi suất tiền gửi.
  • Lãi suất tiền gửi luôn nhỏ hơn lãi suất cho vay.

Tóm lại, lạm phát và lãi suất là hai chỉ số tài chính có mối quan hệ chặt chẽ trong đầu tư, luôn tác động qua lại, đồng thời là nguyên nhân và hệ quả của nhau.

Mối quan hệ cùng chiều với nhau

Lý thuyết Fisher chứng minh, lạm phát và lãi suất có mối quan hệ cùng chiều với nhau. Mức lãi suất danh nghĩa bằng tổng kỳ vọng lạm phát và giá trị lãi suất thực. Để duy trì yếu tố sau cùng, khi lạm phát tăng, lãi suất danh nghĩa cũng tăng theo. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động chi tiêu và đầu tư.

Nếu tỷ lệ gia tăng vượt quá mức cho phép, Nhà nước sẽ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ để kiểm soát lạm phát. Song song với đó, Ngân hàng Trung ương cũng đẩy cao mức lãi suất nhằm giảm cung tiền. Trong trường hợp này, doanh nghiệp sẽ hạn chế vay vốn, nhưng người dân lại được khuyến khích gửi tiền. Kết quả là giảm lượng tiền lưu thông trên thị trường, tăng giá trị tiền tệ và kìm hãm lạm phát.

Ngược lại, nếu tỷ lệ lạm phát giảm mạnh, nền kinh tế rơi vào trì trệ, Nhà nước sẽ thi hành chính sách mở rộng tiền tệ nhằm thúc đẩy sự phát triển chung. Điều này kích thích hoạt động vay vốn của doanh nghiệp, tăng cường mở rộng sản xuất kinh doanh.

Qua đây có thể thấy, lạm phát và lãi suấtcó mối quan hệ cùng chiều rất chặt chẽ. Từ đó, hoạt động đầu tư và kinh doanh cũng chịu ảnh hưởng đáng kể. Nếu cả hai không duy trì ở trạng thái ổn định và cân bằng, nền kinh tế có nguy cơ phải đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng.

Đầu tư tài chính VinaCapital hạn chế tiền mất giá do lạm phát

Tình trạng đồng tiền mất giá do lạm phát đang trở thành mối lo ngại chung của nhiều người, đặc biệt là các nhà đầu tư. Nắm bắt được tình hình này, Timo khuyên bạn nên sử dụng quỹ mở VinaCapital. Đây chính là lựa chọn an toàn, đảm bảo đầu tư đạt hiệu quả cao và hạn chế tối đa rủi ro không đáng có.

Một số ưu thế vượt trội phải kể đến gồm:

  • Quỹ đầu tư đảm bảo uy tín hàng đầu, mang lại hiệu quả cao: VinaCapital hiện đã có 18 năm kinh nghiệm hoạt động tại thị trường đầu tư Việt Nam, là lựa chọn đáng tin cậy của phần đông nhà đầu tư trong nước cũng như quốc tế.
  • Đầu tư an toàn, có khả năng đa dạng hóa rủi ro: Quỹ mở VinaCapital mang đến giải pháp đầu tư với mức lợi nhuận vô cùng hấp dẫn, cam kết vượt trội hơn hẳn so với các kênh thông thường khác. Ngoài ra, danh mục quỹ cũng vô cùng đa dạng, đảm bảo khắc phục rủi ro một cách hiệu quả.
  • Dịch vụ khách hàng luôn đi đầu: Khi tham gia vào quỹ mở VinaCapital, các nhà đầu tư sẽ được hỗ trợ tư vấn chuyên nghiệp, nhiệ tình bởi đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm, đảm bảo giải quyết kịp thời mọi tình huống phát sinh.
  • Hệ thống ngân hàng giám sát uy tín: Ngân hàng TNHH MTV Standard Chartered (Ngân hàng lưu ký, giám sát và quản trị Quỹ) và Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (Đại lý chuyển nhượng).

Hy vọng với những thông tin hữu ích về mối quan hệ lạm phát và lãi suất, bạn sẽ thiết lập kế hoạch tài chính một cách an toàn, hiệu quả cho bản thân, đảm bảo chinh phục thị trường đầu tư ngay trong thời kỳ biến động. Nếu bạn lo lắng về rủi ro tài chính, đừng quên trải nghiệm quỹ mở VinaCapital của Ngân hàng số Timo.