Bạn gặp rối với môn Vật lý với chương về lý thuyết chuyển động cơ học. Bạn thắc mắc chuyển động và đứng yên có tính tương đối vì sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cụ thể về tính tương đối này ở bài viết dưới đây.
1. Giải đáp thắc mắc chuyển động và đứng yên có tính tương đối vì sao?
Bạn có biết, cùng một vật có thể được xem là chuyển động so với vật này nhưng so với vật khác thì nó lại đứng yên; người ta gọi chuyển động và đứng yên có tính tương đối vì lý do đó.
Bạn đang xem: Chuyển động và đứng yên có tính tương đối vì sao [Lý thuyết chuyển động cơ học]
Giải đáp Chuyển động và đứng yên có tính tương đối vì sao?
2. Lý thuyết chuyển động cơ học
2.1. Chuyển động cơ học
Ta có thể hiểu: Sự thay đổi vị trí của 1 vật theo thời gian so với vật khác (so với vật mốc) thì đó được gọi là chuyển động cơ học (hay còn được gọi tắt là chuyển động).
Một vật được coi là đang đứng yên khi vị trí của vật đó không bị thay đổi theo thời gian so với một vật khác.
2.2. Tính tương đối của chuyển động
Đứng yên hay Chuyển động sẽ có tính tương đối bởi lẽ xét cùng một vật, nó có thể được xem là chuyển động so với vật này nhưng lại được xem là đứng yên so với vật khác.
Tính tương đối của chuyển động hay đứng yên sẽ tùy thuộc vào vật được chọn làm vật mốc.
Xem thêm : Chu vi vòng bụng thai nhi là gì? Làm sao để tính chu vi vòng bụng thai nhi?
Theo thông thường, người ta sẽ chọn Trái Đất hay những vật gắn với Trái Đất làm vật mốc.
Lý thuyết chuyển động cơ học
2.3. Dạng chuyển động thường gặp
Đường mà vật chuyển động đi qua, “vẽ ra” thì được gọi là quỹ đạo của chuyển động. Sẽ tùy thuộc vào hình dạng của quỹ đạo mà chúng ta chia ra các dạng chuyển động: chuyển động cong, chuyển động tròn và chuyển động thẳng.
3. Phương pháp để giải những bài tập chuyển động cơ học
Như vậy, chúng tôi đã giải đáp thắc mắc cho bạn về câu hỏi chuyển động và đứng yên có tính tương đối vì sao? Bên cạnh đó là cung cấp kiến thức về Lý thuyết chuyển động cơ học. Dưới đây là sẽ một số phương pháp để giải những bài tập chuyển động cơ học đơn giản.
Phương pháp để giải những bài tập chuyển động cơ học đơn giản
3.1. Chuyển động cơ học
Khi nói vật này đứng yên hay đang chuyển động thì chúng ta phải nói so với vật (làm mốc) nào?
Vậy nếu bạn muốn biết vật A1 đứng yên hay chuyển động so với vật A2 thì ta phải xem xét vị trí của vật A1 so với vật A2. Nếu:
Xem thêm : Mục đích của việc hiệu chỉnh là?
Vị trí của vật A1 so với vật A2 có thay đổi theo thời gian thì khi đó ta nói vật A1 chuyển động so với vật B2.
Vị trí của vật A1 so với vật A2 không thay đổi theo thời gian thì khi đó ta nói vật A1 đứng yên so với vật A2.
3.2. Tính tương đối của chuyển động
Để chứng minh chuyển động hay là đứng yên mang một tính tương đối thì ta phải chọn ra ít nhất 3 vật: vật A1, vật A2 và vật A3; Sao cho vật A1 chuyển động so với vật A2 nhưng lại đứng yên so với vật A3.
4. Sơ đồ tư duy lý thuyết
Tổng ôn lại kiến thức theo sơ đồ tư duy sẽ giúp bạn học một cách hiệu quả hơn. Dưới đây là một sơ đồ tư duy mẫu về phần chuyển động cơ học trong môn Vật lý lớp 8 mà bạn có thể tham khảo qua.
Tuy nhiên, chúng tôi khuyến khích bạn hãy tự tạo ra một sơ đồ tư duy cho phần Chuyển động cơ học để bạn tự hệ thống hóa lại kiến thức được học. Sau đó, bạn hãy đối chiếu với mẫu mà chúng tôi đưa ra để từ đó, việc học của bạn sẽ trở nên hiệu quả hơn bao giờ hết.
Sơ đồ tư duy của lý thuyết chuyển động cơ học bạn nên biết
Trên đây là những giải đáp thắc mắc của chúng tôi về câu hỏi chuyển động và đứng yên có tính tương đối vì sao. Qua đó còn là một số lý thuyết về chuyển động cơ học, phương pháp để giải bài tập; cuối cùng là sơ đồ tư duy để bạn từ đó có thể hệ thống hóa được kiến thức của mình giúp cho việc “nằm lòng” chúng được dễ dàng hơn.
Đừng quên theo dõi chúng tôi thường xuyên để bạn cập nhật thêm cho mình nhiều kiến thức về vật lý cũng như kiến thức về cuộc sống bổ ích.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp