Tất toán sổ tiết kiệm là việc rút toàn bộ số tiền gốc và lãi từ sổ tiết kiệm. Giao dịch tất toán sổ tiết kiệm có thể thực hiện bất cứ khi nào trong kỳ hạn, không nhất thiết phải đúng ngày như trên hợp đồng.
Có hai hình thức tất toán sổ tiết kiệm bao gồm tất toán tài khoản tiết kiệm có kỳ hạn và tất toán tài khoản tiết kiệm không kỳ hạn.
Bạn đang xem: Muốn tất toán sổ tiết kiệm tại ngân hàng cần làm gì?
Tất toán tài khoản tiết kiệm có kỳ hạn
Tài khoản tiết kiệm có kỳ hạn 1 – 36 tháng, đến hạn sẽ được thực hiện tất toán, lúc này khách hàng nhận lại cả tiền lãi lẫn tiền gốc.
Xem thêm : Giáo sư Tiến sĩ tiếng anh là gì?
Với hình thức này có 3 trường hợp tất toán khác nhau: tất toán trước hạn, tất toán đúng hạn và tất toán sau hạn.
Nếu tất toán trước hạn, khách hàng chỉ nhận được mức lãi suất không kỳ hạn với số tiền đã rút ra và sẽ phải hoàn trả số tiền lãi có kỳ hạn đã nhận được trước đó (nếu khách hàng gửi tiết kiệm lấy lãi trước). Với các sản phẩm tiền gửi cho phép rút trước hạn một phần, phần tiền gửi còn lại chưa rút, khách hàng sẽ vẫn tiếp tục được tính tiền lãi dựa theo mức lãi suất đã được thỏa thuận ban đầu với ngân hàng.
Nếu tất toán đúng hạn, khách hàng được rút cả tiền gốc và lãi, hưởng mức lãi suất đã thỏa thuận trong hợp đồng gửi tiền ban đầu và không bị mất phí tất toán.
Tất toán tài khoản tiết kiệm không kỳ hạn
Khách hàng được quyền tất toán bất kỳ lúc nào. Quá trình đóng tài khoản và thực hiện tất toán diễn ra cũng vô cùng đơn giản và nhanh chóng.
Thủ tục tất toán sổ tiết kiệm
Mỗi ngân hàng có quy định riêng về quy trình tất toán cho từng loại tài khoản. Tuy nhiên, quy trình tất toán thường yêu cầu các hồ sơ và thủ tục sau đây:
– Giấy tờ tùy thân bao gồm CMND/CCCD/Hộ chiếu còn hiệu lực.
– Sổ tiết kiệm cần tất toán, không bị nhàu nát.
– Biểu mẫu của ngân hàng về việc yêu cầu tất toán sổ tiết kiệm.
– Một số hồ sơ khác theo yêu cầu của ngân hàng.
Với sổ tiết kiệm online, khách hàng có thể chủ động tất toán trên Mobile Banking mọi lúc mọi nơi.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp