Thời điểm đẹp nhất để cúng Rằm tháng Bảy năm nay Vịnh Hạ Long lọt top 25 điểm đến đẹp nhất trên thế giới Hà Nội vào top 10 điểm đến đẹp nhất Đông Nam Á Ninh Bình lọt top điểm đến lên phim đẹp nhất châu Á
Ngày nào đẹp nhất?
Bạn đang xem: Tin tức
Theo truyền thống dân gian Việt Nam, ngày Tết ông Công ông táo là ngày 23 tháng Chạp (tức ngày 23/12 âm lịch) hàng năm. Cúng ông Công ông Táo 2024 năm nay rơi vào thứ Sáu, ngày 02/02/2024 dương lịch.
Đây là thời điểm các thần sẽ cưỡi cá chép lên trời để báo cáo với Ngọc Hoàng về tất cả việc làm tốt, xấu của con người trong một năm để thiên đình định đoạt công tội, thưởng phạt phân minh.
Dưới đây là những ngày đẹp để cúng ông Công ông Táo năm 2024:
– Ngày 17 tháng Chạp (27/1/2024 dương lịch): Tức thứ Bảy, ngày Canh Dần, là ngày Hoàng đạo Kim Quỹ.
– Ngày 18 tháng Chạp (28/1/2024 dương lịch): Tức Chủ Nhật, ngày Tân Mão, thuộc hoàng đạo Kim Đường
– Ngày 20 tháng Chạp (30/01/2024 dương lịch): Tức thứ Ba, ngày Quý Tỵ, là ngày Hoàng đạo Ngọc Đường.
– Ngày 23 tháng Chạp (02/02/2024 dương lịch): Tức thứ Sáu, ngày Ất Sửu, thuộc hoàng đạo Kim Đường.
Xem thêm : Cách đặt hũ gạo muối trên bàn thờ đúng chuẩn
Giờ nào đẹp nhất?
Giờ đẹp cúng ông Công ông Táo năm 2024:
Ngày 17 tháng Chạp (tức 27/1/2024 Dương lịch): Ngày Canh Dần, thuộc hoàng đạo Kim Quỹ. Các khung giờ đẹp gồm Tý (23h – 1h), Sửu (1h – 3h), Thìn (7h – 9h), Tỵ (9h – 11h), Mùi (13h – 15h), Tuất (19h – 21h).
Ngày 18 tháng Chạp (tức 28/1/2024 Dương lịch): Ngày Tân Mão, thuộc hoàng đạo Kim Đường. Các khung giờ đẹp gồm Tý (23h – 1h), Dần (3h – 5h), Mão (5h – 7h), Ngọ (11h – 13h), Mùi (13h – 15h), Dậu (17h – 19h).
Ngày 20 tháng Chạp (tức 30/01/2024 Dương lịch): Ngày Quý Tỵ, thuộc hoàng đạo ngọc Đường. Các khung giờ đẹp gồm Sửu (1h – 3h), Thìn (7h – 9h), Ngọ (11h – 13h), Mùi (13h – 15h), Tuất (19h – 21h), Hợi (21h – 23h).
Ngày 23 tháng Chạp (tức 02/02/2024 Dương lịch): Ngày Ất Sửu, thuộc hoàng đạo Kim Đường. Các khung giờ đẹp gồm Dần (3h – 5h), Mão (5h – 7h), Tỵ (9h – 11h), Thân (15h – 17h), Tuất (19h – 21h), Hợi (21h – 23h).
Không nên cúng muộn hơn 12h trưa ngày 23 tháng Chạp vì theo quan niệm giờ Ngọ là giờ ông Công ông Táo sẽ bay về trời. Tuyệt đối không được cúng sau ngày 23.
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo truyền thống có gì?
Xem thêm : Top 10 thực phẩm chức năng cải thiện mất ngủ
Theo phong tục, lễ cúng Táo quân không thể thiếu được những vật phẩm sau:
– Bánh kẹo, trầu cau, rượu
– Hương thơm, hoa tươi, ngũ quả
– Ba bộ mũ áo, hia hài Táo quân cùng vàng nén
– Ba con cá chép sống để Táo quân cưỡi bay về trời
Bên cạnh đó, tùy vào điều kiện, hoàn cảnh của từng gia đình có thể cúng lễ chay hay lễ mặn.
Mâm cỗ mặn cúng ông Công ông Táo thường gồm các món:
- Bánh chưng
- Xôi
- Nem rán
- Gà luộc
- Canh
- Rau củ xào (luộc)
- Cá rán
Tùy vào điều kiện của từng gia đình và văn hóa mỗi miền thì các món ăn lại có sự thay đổi để phù hợp hơn.
Mâm cỗ chay cúng ông Công ông Táo:
- Thịt gà chay xào hoặc chiên
- Canh thập cẩm chay
- Mướp xào giá đỗ chay
- Giò chay
- Nem chay rán
- Chè chay
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp