Thai nhi sẽ được xem là đủ tháng trong vòng vài ngày tới, cơ thể bé lúc này cũng đã sẵn sàng để chào đời với những đặc điểm cụ thể sau:
- Tiết lộ cung Cự Giải hợp với cung nào trong 12 cung hoàng đạo
- Ca dao tục ngữ về tự chủ
- Cung Thiên Yết (23/10 – 21/11): Tử vi, tính cách, sự nghiệp, tình duyên và cách lựa chọn phụ kiện phù hợp
- Quy định về sử dụng xe máy 50 phân khối nhất định bạn phải biết – DVMOTOR
- [Giải đáp] Bầu ăn dưa chua được không? Nên ăn bao nhiêu là tốt nhất
- Em bé tăng trưởng chậm lại
Thai nhi gần như đã sẵn sàng cho việc chui qua đường sinh nhỏ hẹp để chào đời, bé nằm yên để dự trữ nguồn năng lượng chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ và sinh nở sắp tới.
Bạn đang xem: Sự phát triển của thai nhi tuần 36
- Mất lớp sáp bã nhờn bao phủ
Xem thêm : Hệ miễn dịch hoạt động thế nào?
Chất sáp màu trắng được gọi là bã nhờn thai nhi bao phủ phần lớn cơ thể bé trong suốt hành trình 9 tháng qua giờ đã tan biến. Thai nhi sẽ nuốt chúng cũng như các chất khác khiến cho ruột bắt đầu hoạt động. Mẹ sẽ nhìn thấy phân màu xanh đen trong miếng tã lót đầu tiên của bé.
- Phát triển đôi tai
Thai nhi 36 tuần biết làm gì? Thính giác của bé đã phát triển rất nhạy bén trong vòng vài tuần qua. Các nghiên cứu cho thấy sau khi sinh, thai nhi thậm chí có thể nhận ra giọng nói và những bài hát mẹ thường nghe cùng bé ở giai đoạn này.
- Xương toàn thân và hộp sọ mềm
Khi mẹ mang thai 36 tuần, các mảnh xương sọ của em bé vẫn chưa liền hẳn nhằm giúp cho đầu thai nhi có thể dễ dàng di chuyển qua kênh sinh. Bên cạnh đó, hầu hết xương và sụn của bé cũng khá mềm, cho phép quá trình sinh nở được diễn ra dễ dàng hơn. Xương toàn thân và hộp sọ của thai nhi sẽ cứng lại trong vài năm đầu đời.
- Hệ tiêu hóa vẫn chưa sẵn sàng
Xem thêm : Đông trùng hạ thảo ngâm mật ong và lưu ý khi dùng
Cho đến thời điểm này, nhiều chức năng trong cơ thể bé đã khá trưởng thành và chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc sống bên ngoài. Ví dụ như hệ tuần hoàn máu đã được hoàn thiện, và hệ miễn dịch đã phát triển đủ để bảo vệ bé khỏi bị nhiễm trùng ở môi trường bên ngoài tử cung. Tuy nhiên những bộ phận khác vẫn còn cần thêm thời gian mới hoàn toàn trưởng thành, trong đó có hệ tiêu hóa. Bởi vì khi ở bên trong bụng mẹ, em bé chỉ nhận chất dinh dưỡng dựa vào dây rốn, điều này đồng nghĩa với việc hệ tiêu hóa mặc dù đã hình thành nhưng vẫn chưa hoạt động. Cần mất 1 – 2 năm đầu đời để hệ tiêu hóa thực hiện đầy đủ chức năng bình thường.
Bạn có thể tham khảo thêm thông tin về sự phát triển của thai nhi qua từng thời kỳ:
- Sự phát triển của thai nhi tuần 33
- Sự phát triển của thai nhi tuần 34
- Sự phát triển của thai nhi tuần 35
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp