Năm nhuận có bao nhiêu ngày? Tính năm nhuận như thế nào? Các năm nhuận từ 2023 đến 2025

Năm nhuận có bao nhiêu ngày? Tìm hiểu chi tiết về năm nhuận

Năm nhuận (leap year) là một khái niệm hết sức quen thuộc mà chúng ta chắc hẳn đã không ít lần thấy nó được đề cập trong cuộc sống. Tuy nhiên, không ít người vẫn chưa hiểu rõ năm nhuận là gì, tại sao chúng ta lại có năm nhuận, năm nhuận có bao nhiêu ngày,… Dưới đây là những giải đáp chi tiết cho tất cả những thắc mắc của bạn về nhăm nhuận.

Năm nhuận là gì? Bao lâu xuất hiện năm nhuận một lần?

Thông thường, số tháng và số ngày giữa các năm đều là cố định giống nhau. Tuy nhiên, thi thoảng chúng ta sẽ thấy những năm khác biệt so với bình thường, được gọi là năm nhuận. Có thể định nghĩa năm nhuận là cách gọi dùng để chỉ những năm cón số ngày hoặc số tháng không giống mọi năm, thường là nhiều ngày hoặc nhiều tháng hơn.

Khái niệm này xuất phát từ cách con người tính toán lịch một năm bằng chu kỳ của Mặt Trăng xoay quanh Trái Đất (đối với lịch Âm) hoặc chu kỳ Trái Đất xoay quanh Mặt Trời (đối với lịch Dương). Và vì cách tính của lịch Âm và lịch Dương khác nhau, năm nhuận trong Âm lịch cũng khác so với năm nhuận Dương lịch.

Theo Dương lịch: Trái Đất sẽ tốn khoảng 365 ngày 6 giờ để hoàn thành 1 vòng quỹ đạo quay quanh Mặt Trời. Tuy nhiên lịch cho 1 năm chỉ có thể tính theo đơn vị 1 ngày trọn vẹn, nên chúng ta có quy ước 1 năm bằng với 365 ngày. Điều này dẫn đến việc có 6 giờ dư ra trên thực tế chưa được tính vào.

Số thời gian bị dư ra này sẽ được cộng dồn lại, sau 4 năm tổng cộng là 24 giờ, tương ứng với thời gian của 1 ngày. Vậy là cứ mỗi 4 năm, chúng ta lại thừa ra 1 ngày, và 1 ngày này sẽ được cộng vào năm kế tiếp. Đó chính là năm nhuận trong lịch Dương.

Theo Âm lịch: 1 tháng trong lịch Âm được tính theo thời gian Mặt Trăng quay 1 vòng quanh Trái Đất. Trung bình chu kỳ này rơi vào khoảng 29,53 ngày, vậy nên 1 tháng trong lịch Âm sẽ thường chỉ có 29-30 ngày. Điều này dẫn đến 1 năm trong lịch Âm có tổng cộng 354 ngày, ít hơn lịch Dương 11 ngày. Sau 3 năm, con số chênh lệch này sẽ là 33 ngày.

Thế nên để mỗi tháng Âm lịch vừa tròn 1 chu kỳ Trăng tròn-khuyết, và thời gian của 1 năm vẫn khớp với 4 mùa, thì cứ mỗi 3 năm, người ta sẽ cộng thêm 33 ngày đó vào năm kế tiếp. Số ngày được công thêm này được gộp thành tháng nhuận, và năm được cộng thêm tháng nhuận cũng chính là năm nhuận.

Tuy nhiên, theo cách tính như trên của cả lịch Dương và lích Âm, cứ sau 19 năm thì Dương lịch có tổng 228 tháng, trong khi Âm lịch có tới 235 tháng – nhiều hơn 7 tháng so với Dương lịch. Vậy nên cứ mỗi 19 năm lại có 1 lần chu kỳ mà cách 2 năm có 1 tháng nhuận.

Dù năm nhuận trong lịch Dương khác hẳn so với năm nhuận trong lịch Âm, nhưng nó đều có 1 điểm chung, đó là sinh ra để giúp cho lịch mà chúng ta dùng hàng ngày sẽ luôn khớp với các sự kiện thiên văn, chẳng hạn như 4 mùa Xuân – Hạ – Thu – Đông. Nếu không có năm nhuận, cả lịch Âm và lịch Dương đều sẽ bị lệch dần đi so với thời gian thực. Hay nói cách khác, năm nhuận có nhiệm vụ điều chỉnh sự sai lệch giữa cách tính lịch của con người với thực tế thời gian quay của Mặt Trăng và Mặt trời.

Năm nhuận có bao nhiêu ngày và bao nhiêu tháng?

Với khái niệm về năm nhuận như trên, chúng ta có thể xác định năm nhuận có bao nhiêu ngày, bao nhiêu tháng:

  • Theo Dương lịch: Năm nhuận vẫn sẽ có 12 tháng nhưng cộng thêm 1 ngày nhuận, tổng cộng 366 ngày.
  • Theo Âm lịch: Năm nhuận là năm có thêm 1 tháng so với các năm còn lại, tuy nhiên tháng nhuận không được đặt tên khác mà vẫn chỉ được gọi trong danh sách từ Tháng 1 – Tháng 12. Ví dụ, năm nhuận thì trong 1 năm có thể có 2 lần Tháng 2, hoặc 2 lần Tháng 10.

Năm thường không phải năm nhuận có bao nhiêu ngày?

Như đã đề cập, một năm không phải năm nhuận theo lịch Dương sẽ có tổng 365 ngày. Còn theo lịch Âm, năm thường không nhuận sẽ có 354 ngày.

Tháng 2 vào năm nhuận có bao nhiêu ngày?

Đối với lịch Dương, tháng 2 của năm nhuận sẽ có 29 ngày. Lí do là vì trong lịch Dương, 1 tháng hầu hết đều có 30-31 ngày, chỉ riêng có tháng 2 là có 28 ngày (vào những năm không nhuận). Vì đây là tháng có ít ngày nhất so với tất cả các tháng còn lại trong năm, vậy nên khi tới năm nhuận, 1 ngày được cộng thêm này vào sẽ được tính vào tháng 2.

Còn trong lịch Âm, năm nhuận sẽ cộng thêm hẳn 1 tháng so với các năm còn lại, nên số ngày của tháng 2 theo Âm lịch vẫn không thay đổi gì so với bình thường.

Cách tính năm nhuận theo lịch Âm và lịch Dương

Vì năm nhuận trong lịch Âm và lịch Dương không giống nhau, nên cách tính dành cho 2 loại lịch này cũng sẽ khác nhau.

Tính năm nhuận theo lịch Âm

Cách tính năm nhuận theo Âm lịch, bạn lấy số năm đó chia cho 19:

  • Nếu chia hết hoặc số dư là 1 trong các số 3, 6, 9, 11, 14,17 => Năm đó là năm nhuận.
  • Nếu không chia hết và số dư là các số khác ngoài sáu số kể trên => Năm đó là năm thường.

Ví dụ năm 2020, chúng ta có 2020 chia cho 19 được kết quả là 106 dư 6, vậy năm 2020 là năm nhuận trong Âm lịch.

Cách tính năm nhuận theo lịch Âm và lịch Dương sẽ khác nhau

Tính năm nhuận theo lịch Dương

Để tính theo năm nhuận theo lịch Dương, có 1 cách cực kỳ đơn giản là bạn lấy số năm chia cho 4. Nếu phép tính chia hết, năm đó là năm nhuận, còn nếu năm đó không chia hết cho 4 thì đấy là năm thường. Ví dụ:

  • 2004 chia hết được cho 4 => Năm 2004 là năm nhuận.
  • 2022 không chia hết được cho 4 => Năm 2022 là năm thường.

Trong trường hợp những năm có hai số 0 ở cuối (những năm tròn thế kỷ), để xác định năm đó có phải lấy số năm đó chia cho 400. Nếu chia hết thì là năm nhuận, không chia hết là năm thường. Ví dụ:

  • 2000 chia hết cho 400 => Năm 2000 là năm nhuận
  • 1900 không chia hết cho 400 => Năm 1900 là năm thường

2023 có phải là năm nhuận không? Tháng mấy trong năm 2023 là tháng nhuận?

Năm 2023 trong Dương lịch thì là năm thường, vì theo cách tính kể trên thì 2023 không chia hết được cho 4. Tuy nhiên theo công thức tính của lịch Âm, 2023 chia 19 sẽ dư 9, vậy nên 2023 lại là năm nhuận trong Âm lịch.

Tổng hợp các năm nhuận từ 2023 tới 2050

Để bạn có thể tra cứu dễ dàng hơn mà không phải tính toán, dưới đây là danh sách các năm nhuận tính từ 2023 cho tới 2050 mà FPT Shop đã tổng hợp được.

Các năm nhuận từ 2023 – 2050 theo Dương lịch

Thoe lịch Dương, từ 2023 đến 2050 sẽ có tất cả 7 năm nhuận, bao gồm: 2024 – 2028 – 2032 – 2036 – 2040 – 2044 – 2048.

Các năm nhuận từ 2023 – 2050 theo Âm lịch

Trong lịch Âm, có tổng cộng 11 năm nhuận tính từ 2023 tới 2050. Đó là các năm: 2023 – 2025 – 2028 – 2031 – 2036 – 2039 – 2042 – 2044 – 2047 – 2050.

Tạm kết

Trên đây là những giải đáp chi tiết về năm nhuận là gì, năm nhuận có bao nhiêu ngày hay 2023 có phải năm nhuận không. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm này để không còn thấy khó hiểu vì sao lại có năm nhuận, cũng như có thể tự biết cách tính năm nhuận.

Tham khảo một vài mẫu điện thoại đang có chương trình ưu đãi tại FPT Shop, số lượng có hạn, xem ngay: Điện thoại chính hãng

Xem thêm:

  • 18/6 là ngày gì? Có những sự kiện nào đã diễn ra vào ngày 18/6?
  • Tháng 4 có bao nhiêu ngày và có những sự kiện quan trọng nào?